MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cựu chỉ huy đặc nhiệm SEAL Mỹ: Chỉ cần nói 1 từ này, điều tốt đẹp sẽ nảy sinh từ những thứ tồi tệ nhất

26-12-2018 - 20:47 PM | Sống

Rào cản lớn nhất giữa thành công và thất bại chính là còn mãi chìm sâu trong tuyệt vọng, chán chường. Hãy học theo lời khuyên dưới đây để có thể nhìn thấy khởi đầu tốt đẹp ngay trong những thất bại của bản thân.

Bạn đã bao giờ tự đặt ra những kế hoạch, mục tiêu, lý tưởng hay kết quả cần đạt được? Và cảm thấy nản lòng khi mọi thứ không đi theo đúng kế hoạch?

Nếu bạn đã từng cảm thấy chán nản trước thất bại, hãy xem quan niệm đơn giản nhưng đầy quyền năng dưới đây.

Tôi đã từng học được điều này từ cuốn sách của Jocko Willink tên là "Kỷ luật một cách tự giác". Quan niệm này hết sức đơn giản. Jocko tin rằng phàn nàn khi thất bại thì thật vô ích.

Cựu chỉ huy đặc nhiệm SEAL Mỹ: Chỉ cần nói 1 từ này, điều tốt đẹp sẽ nảy sinh từ những thứ tồi tệ nhất - Ảnh 1.

Jocko Willink.

Jocko Willink là một chỉ huy đã nghỉ hưu của Navy SEAL, là người đã dẫn dắt Đội SEAL 3, Task Unit Bruiser - một trong những đơn vị được trao nhiều huân chương nhất trong cuộc chiến tranh Iraq.

Ông nói: "Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, ắt sẽ có những điều tốt đẹp nảy sinh từ chính những điều tồi tệ ấy".

Thay vì cho mọi người lời khuyên "Đừng phàn nàn", Jocko nhận ra rằng điều chúng ta thực sự cần là thay đổi hành vi một cách đúng mực.

Tôi không biết liệu bạn đã từng cố gắng tránh phàn nàn, ca thán bao giờ chưa. Nhưng mỗi khi tôi cố làm điều đó trong quá khứ thì tôi hầu như đều không làm được lâu. Sau đó, tôi nhận ra không thể chỉ ngừng than phiền trong một ngày.

Than phiền là một thói quen. Nếu bạn muốn thôi ca thán, bạn cần xem nó như việc thay đổi một thói quen

Vậy nên, nếu bạn nản lòng khi mọi thứ trở nên tồi tệ hay liên tục phàn nàn về tất cả những điều sai trái, hãy áp dụng ngay phương pháp này:

"Mỗi khi có sự cố xảy ra, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp trong tình huống ấy".

Nhưng làm thế nào để chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp trong tình huống như vậy? Bằng cách nói "Tốt" mỗi khi điều gì đó tồi tệ đến với bạn.

Jocko giải thích trong cuốn sách "Kỷ luật một cách tự giác" như thế này:

"Ôi, nhiệm vụ bị hủy? Tốt! Chúng ta có thể tập trung vào việc khác.

Không nhận được vũ khí tốc độ cao mới mà chúng ta muốn? Tốt! Chúng ta có thể dùng những loại đơn giản.

Không được thăng cấp? Tốt! Còn nhiều thời gian để phấn đấu.

Không được tài trợ? Tốt! Chúng ta sở hữu nhiều thứ hơn trong đại đội.

Không nhận được công việc như ý mình muốn? Tốt! Ra ngoài trải nghiệm, làm hồ sơ xin việc đẹp hơn.

Bị thương? Tốt! Cần nghỉ ngơi, đỡ phải tập luyện.

Kiệt sức? Tốt! Thà kiệt sức trong lúc tập luyện còn hơn kiệt sức khi đi trên đường.

Bị đánh? Tốt! Chúng ta học được điều gì đó.

Những vấn đề không ngờ đến? Tốt! Chúng ta có cơ hội tìm ra giải pháp".

Ý tưởng này đơn giản chỉ là luôn có thuận lợi trong mọi tình huống bất lợi.

Nếu bạn đang nghĩ làm thế nào để thay đổi tư duy đây thì đây chính là thói quen tuyệt vời bạn cần tạo lập ngay lập tức.

Tập luyện từ chuyện nhỏ. Chuyện lớn không thành vấn đề

Cựu chỉ huy đặc nhiệm SEAL Mỹ: Chỉ cần nói 1 từ này, điều tốt đẹp sẽ nảy sinh từ những thứ tồi tệ nhất - Ảnh 2.

Một vài năm trước, tôi muốn ngừng kêu ca, phàn nàn mãi mãi. Tôi đã làm theo lời khuyên ấy, bắt đầu từ phần nhỏ nhất. Và thực sự tôi đã làm rất tốt.

Chẳng tội gì phải tốn sức với những chuyện vụn vặt phải không? Ai thèm để ý trời hôm nay sẽ mưa? Hay cốc cà phê bị vỡ? Bạn sẽ mua một cái cốc mới! Mọi người đều làm những chuyện vụn vặt như thế.

Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta thường quên tỏ thái độ "Tôi sẽ không bao giờ kêu ca nữa" khi những chuyện lớn xảy ra. Đó mới chính là vấn đề!

Khi bạn muốn sống một lối sống nhất định, bạn không thể chỉ làm theo thói quen đó khi nào bạn thấy thích.

Đó là lý do tại sao tôi luôn quan tâm nhiều hơn đến những chuyện lớn lao. Làm thế nào để bạn đứng vững khi những thất bại lớn xảy đến? Bạn vẫn phàn nàn chứ? Hay bạn rèn luyện bản thân luôn đủ tập trung vào những chuyện tốt đẹp?

Tôi phải mất hai năm để đưa thói quen này đi vào nếp sống hằng ngày. Khi ấy, điều gì đó tồi tệ xảy đến trong công việc hay trong cuộc sống riêng tư, tôi vẫn sẽ phàn nàn về nó. Chủ yếu là với bản thân tôi.

Nhưng đến hiện tại, gặp chuyện không ổn, tôi xem nó như một nút khởi động để làm những việc khác. Cách mà tôi xem như một nút khởi động ấy chính là công thức mà Jocko đã đưa ra ở trên.

Rèn luyện suy nghĩ của bản thân

Cựu chỉ huy đặc nhiệm SEAL Mỹ: Chỉ cần nói 1 từ này, điều tốt đẹp sẽ nảy sinh từ những thứ tồi tệ nhất - Ảnh 3.

Hãy rèn luyện suy nghĩ theo công thức: "Khi X xảy ra (X là điều tồi tệ), hãy làm Y (Y là những hành tốt, có ích, tích cực)".

Đây không phải một học thuyết hay thứ gì đó đại khái kiểu được trao giải Nobel. Tôi cũng không có ý nói đây là điều tuyệt vời nhất từ khi có phát minh về bánh xe.

Tôi chỉ đơn giản nhận thấy bài học này mang đến rất nhiều lợi ích. Nó chỉ ra rằng dù bạn có thể đọc nhiều về một chủ đề đến nhường nào, vẫn luôn có thứ bạn cần phải học trong đó.

Tôi đã đọc hàng tá cuốn sách về tư duy nhưng không có lời khuyên nào thực sự hiệu quả cho đến khi tôi tìm thấy lời khuyên của Jocko.

Hãy tiếp tục cho đến khi bạn tìm thấy điều thực sự mang lại lợi ích cho bạn. Khi mải mê kiếm tìm, bạn sẽ chẳng có thời gian đâu để phàn nàn.

Ngoài ra, cựu chỉ huy đặc nhiệm SEAL cũng khuyến khích mọi người tập thể dục, rèn luyện để có sức khỏe để vượt qua những thời điểm khó khăn trong cuộc sống. Theo vị cựu quân nhân, muốn tỉnh dậy sớm vào buổi sáng và có một ngày mới tràn đầy năng lượng, chúng ta không nên hoạt động trí óc nhiều như kiểm tra email và đọc báo khi ra khỏi giường, thay vào đó, hãy tập thể dục! 

Trong một buổi nói chuyện về cuốn sách mới nhất của mình mang tên "Discipline Equals Freedom: Field Mannual", Willink cho rằng, một trong những sai lầm thường gặp nhất mà nhiều người mắc phải và khiến cho cả buổi sáng của mình không như mong đợi, đó chính là hoạt động trí óc ngay sau khi tỉnh giấc.

Vị cựu đặc nhiệm SEAL chia sẻ: "Hãy đừng suy nghĩ nhiều vào buổi sáng, đấy là sai lầm rất lớn mà nhiều người gặp phải. Họ thường tỉnh dậy và bắt đầu suy tính về ngày hôm nay của mình".

Nguyễn Linh

Medium

Trở lên trên