Cựu giám đốc NH 38 tuổi bỏ việc để theo đuổi đam mê chia sẻ 3 cách đơn giản giúp bạn thoát khỏi những rắc rối tài chính: Năm 2022 không còn thắc mắc "Mình làm gì với tiền này nhỉ?"
Đây là những bí quyết giúp bạn từng bước phát triển đa dòng tiền cá nhân, lấp đầy các mục tiêu tài chính của mọi người trong thời gian sớm hơn dự định và nâng cao xác suất đầu tư có lợi nhuận ổn định hơn nhiều lần.
- 03-02-20224 kiểu người dù giàu có cũng không thể hạnh phúc: Sớm thay đổi để năm mới thêm thăng tiến, tiền tài gõ cửa, may mắn mỉm cười
- 02-02-202220 việc ĐH Harvard khuyên nên làm để tận hưởng hạnh phúc: Bắt đầu năm Nhâm Dần bằng nụ cười, cả năm nhất định tỏa sáng, tài lộc tự nhiên tìm tới
- 31-01-202225 điều con người thường hối hận nhất trong đời: Năm mới đến rồi, sớm nhận ra bao nhiêu, bạn càng sớm hạnh phúc bấy nhiêu
- 30-01-2022Shark Hưng nhận tin vui ngày 28 Tết: Bà xã "hoàn thành 200% KPI" khi làm được điều này, đón năm mới với hạnh phúc vẹn tròn
Chị Phạm Thị Ngọc Châu (1984) từng làm việc gần 11 năm làm việc trong ngành ngân hàng, trong đó đảm nhận vị trí nhân viên và cấp trưởng phòng hơn 5 năm, còn lại là Giám đốc Phòng giao dịch hoặc Phó Giám đốc Chi nhánh.
Năm 2021, chị Châu từng gây khiến cộng đồng mạng chú ý khi chia sẻ câu chuyện bỏ việc ở tuổi 33 để theo đuổi đam mê làm sách tài chính, sáng lập ứng dụng dòng tiền cá nhân và lối sống tối giản của mình.
Tự nhận là một cô gái quê, nhan sắc bình thường lên Sài Gòn lập nghiệp, sự thành công rất sớm và con đường thăng tiến của chị Châu khiến nhiều người ngưỡng mộ. Quyết định từ bỏ công việc khi đang ở đỉnh cao của chị khiến nhiều người bất ngờ.
Đến nay đã 5 năm kể từ khi chị nghỉ việc ngân hàng để khởi nghiệp, làm một công việc trái ngành. Con đường theo đuổi đam mê của chị Châu đã bước đầu cho những trái ngọt. Nhân dịp đầu năm mới, chị Châu chia sẻ một số bí quyết nhỏ để giúp mọi người có được phần nào sự an yên về tài chính. Đây là những đúc kết từ chính kinh nghiệm công việc và cuộc sống của chị Châu trong suốt những năm qua:
1. Hiện thực hóa đời sống tài chính thật chi tiết
Bạn sẽ không còn những câu hỏi kiểu:
“Ơ, mình làm gì với tiền này nhỉ?”
“Làm sao giảm số tiền chi tiêu hàng tháng lại?” …
Hãy thiết lập thật cụ thể và chi tiết các mục tiêu về tài chính.
Bởi vì, khi bạn đã có được những mục tiêu tài chính cụ thể cho bản thân mình.
Bạn sẽ thấy được tiến độ thực hiện các mục tiêu, rồi thì bạn sẽ không dám tiêu tiền lung tung, hay cố kiếm thêm xíu nữa chỉ để cố gắng lấp đầy những mục tiêu tài chính của mình.
Chỉ khi nào nhìn các mục tiêu lần lượt được lấp đầy bạn sẽ có được sự an tâm tài chính một cách cụ thể.
Như gia đình mình có tầm 50 mục tiêu tài chính: mục tiêu quỹ khẩn cấp, mục tiêu nghỉ hưu cho vợ chồng, mục tiêu cho ông bà, mục tiêu con học đến đại học, mục tiêu từ thiện, mục tiêu con kết hôn, mục tiêu nhà cho con, mục tiêu khởi nghiệp mảng sách, mục tiêu khởi nghiệp mảng ứng dụng dòng tiền cá nhân, mục tiêu đầu tư chứng khoán, mục tiêu đầu tư nhà cho thuê, mục tiêu mua xe, thậm chí có thể thiết lập các mục tiêu con cho việc kinh doanh tự do như mục tiêu quỹ dự phòng cũng có thể được thực hiện….
Có rất nhiều mục tiêu tài chính mình đã thực hiện xong, có những mục tiêu mình đang trên đường thực hiện,…
Nhưng quả thật cái cảm giác từng mục tiêu được lấp đầy nó mang đến một sự an tâm nhất định cho bản thân và gia đình mình.
Tài chính lúc này không còn là điều khó nhằn mà trở nên thường nhật như những yếu tố khác của cuộc sống.
2. Bảo vệ tiền của mình 1 cách sát sao
Mỗi người một quan điểm, nhưng mình luôn chọn cách bảo vệ tiền một cách tốt nhất có thể, nên dù làm gì mình cũng cố gắng đưa rủi ro đến mức thấp nhất và đương nhiên đi kèm đó là mức lợi nhuận cũng nằm trong con số bình thường tương đối mà thôi.
Không phải hiển nhiên mình luôn chia sẻ với mọi người rằng, hãy cố gắng thật thật giỏi một chuyên môn nhất định, chăm chỉ làm việc để phát triển nó thành một công thức kiếm tiền rồi hãy tìm cách tốt nhất để tiền mình tăng trưởng ổn định, dù chậm cũng đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu.
Vì mình hiểu được một nguyên lý:
Mình có 10 đồng, nếu đầu tư thua lỗ 5 đồng, mình sẽ thua lỗ 50%,
Muốn từ 5 đồng lên lại 10 đồng, mình cần có lợi nhuận 100%.
Tuy có một số ngành nghề đặc thù mình không đề cập đến, nhưng nhìn chung với mình, cách giữ tiền cũng rất quan trọng, không kém cách làm ra tiền.
3. Thiết lập – quản lý – tăng trưởng ĐA dòng tiền cá nhân của bạn
Trừ khi bạn đang sở hữu rất dư dả tiền, tài sản để sống cho đến khi mất, nếu không tiền chẳng bao giờ là đủ, và tiền bạc luôn là một vấn đề dù bạn có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa.
Vì đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra 1 dòng tiền nhỏ không thể phân bổ đủ cho nhiều mục tiêu lớn.
Đến một lúc nào đó, bạn sẽ tìm ra cách thức tốt nhất cho tiền tự đẻ ra tiền.
Đến một lúc nào đó, với bạn, đầu tư không ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của mình mà tỷ suất lợi nhuận vẫn khá đều đặn hay thậm chí tốt hơn trước.
Và đến một lúc nào đó, bạn sẽ vui vẻ khi nhìn từng dòng tiền luân chuyển tương ứng với từng mục tiêu tài chính trong dòng chảy của nó.
Mình may mắn tìm hiểu rất sớm về tài chính đầu tư, và may mắn khi mình đã lo lắng về tiền từ rất sớm, (nói thẳng ra là mê tiền từ sớm) nên mình bắt tay thực hiện từng kế hoạch một trong khoảng thời gian còn rất trẻ.
Nên điều mình đúc kết ra là: Nếu chúng ta không lo lắng về tiền bạc khi mình còn trẻ thì về già, chúng ta sẽ phải lo lắng về nó.