Đại dịch COVID-19 đã làm khuynh đảo thế giới ở mọi mặt, các chuyên gia hàng đầu cảnh báo 8 ''quy tắc tài chính truyền thống '' sẽ lạc hậu vào năm 2021
Đại dịch COVID-19 khiến cuộc sống trên toàn thế giới đảo lộn. Những nguyên tắc đảm bảo an toàn tài chính truyền thống có lẽ đã đến lúc thay đổi.
- 29-01-2021Biến chủng mới SARS-COV-2 ở Anh được chứng minh tăng nguy cơ sức khỏe đối với người trẻ: Virus giống như tên trộm đã thành thạo hơn trong việc "đột nhập" và làm tổn thương cơ thể người
- 28-01-2021Vì sao biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 từ Anh nguy hiểm?
- 27-01-2021"Bạn có kỳ vọng gì trong công việc?": 6 câu trả lời tuyển dụng phổ biến, tưởng khôn ngoan nhưng lại là sai lầm chí mạng, đánh rớt ứng viên ngay từ vòng loại
Không ai có thể phủ nhận rằng năm 2020 là một năm chấn động chưa từng thấy trong lịch sử thế giới. Đại dịch thực sự đã làm thế giới chao đảo ở mọi mặt - lĩnh vực tài chính cũng không phải ngoại lệ.
Có rất nhiều quy tắc tài chính truyền thống mà các chuyên gia đưa ra trong nhiều thập kỷ qua sẽ trở nên lạc hậu trong hoàn cảnh mới. Vì vậy, nếu bạn đang mong muốn tái định hướng lại vấn đề tài chính của mình trong năm mới 2021, hãy tìm hiểu ngay những quy tắc tài chính truyền thống sẽ lạc hậu vào năm 2021 để rút ra những kinh nghiệm cho mình.
1. Giữ nguyên giá trị chi tiêu trong 3 tháng trong quỹ khẩn cấp của bạn
Có một quỹ khẩn cấp là rất quan trọng để ứng phó với những khó khăn tài chính bất ngờ như mất việc làm hoặc chi phí y tế. Và trong nhiều năm qua, các chuyên gia tài chính vẫn luôn khuyến nghị mọi người nên đảm bảo quỹ khẩn cấp của mình có đủ chi phí chi tiêu trong 3 tháng. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong bối cảnh biến đổi do ảnh hưởng của đại dịch.
Greg McBride, giám đốc phân tích tài chính của Bankrate cho biết: “Như những gì chúng ta đã trải qua trong đại dịch 2020, rõ ràng quỹ khẩn cấp như vậy là không đủ. Thực tế cho thấy, tình trạng thất nghiệp dài hạn (từ sáu tháng trở lên) đang gia tăng và các chủ doanh nghiệp đã phải gánh chịu một cú sốc tài chính chưa từng thấy trước đây."
Greg khuyến cáo, mục tiêu mới đối với hầu hết các gia đình là phải có chi phí chi tiêu 6 trong 6 tháng trong quỹ khẩn cấp. Ông nói thêm: “Những người tự kinh doanh và trụ cột chính trong gia đình nên nhắm mục tiêu cao hơn nữa, hướng tới đủ để trang trải cho gia đình từ 9 đến 12 tháng.“
2. Tối đa hóa các khoản đóng góp cho kế hoạch hưu trí của bạn
Đóng góp nhiều nhất có thể vào kế hoạch nghỉ hưu của mình là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên hy sinh khả năng chi trả các khoản cần thiết và tránh nợ nần chồng chất. Xem xét tình hình tài chính bất thường của nhiều người hiện nay vì đại dịch, có thể thấy, chúng ta nên ưu tiên các khoản chi tiêu hiện tại hơn đóng góp cho kế hoạch hưu trí.
Leslie Tayne, người sáng lập và luật sư trưởng của công ty tư ván luật cho các giải pháp nợ Tayne Law Group cho biết: “Nếu đã có những khoản nợ lãi suất cao qua thẻ tín dụng hoặc các loại khoản vay khác, bạn có thể tạm thời giảm khoản đóng góp hưu trí. Cân nhắc mức độ phù hợp của các khoản đóng góp - bạn có thể chọn giảm các khoản đóng góp cho ngân sách hưu trí và mở ra dòng tiền cho các hóa đơn hiện tại và các nghĩa vụ tài chính cấp bách khác.
3. Bất động sản nhà ở luôn là đầu tư tốt
Đầu tư bất động sản nhà ở từ lâu đã được coi là một cách tuyệt vời để làm giàu. Tuy nhiên, lợi nhuận từ bất động sản nhà ở thường ít hơn các lựa chọn đầu tư khác như cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt là khi bạn cân nhắc đến các chi phí sở hữu bất động sản, chẳng hạn như lãi suất thế chấp, thuế và bảo trì.
Robert R. Johnson, giáo sư tài chính của Đại học Kinh doanh Heider, cho biết mọi người thường mắc sai lầm khi chi tiêu quá nhiều thu nhập của mình cho một căn nhà và “lấn át” các cơ hội đầu tư khác .
4. Thanh toán bằng tiền mặt bất cứ khi nào có thể
Thanh toán bằng tiền mặt luôn là một ý kiến hay để tránh nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, thẻ tín dụng khi được sử dụng một cách khôn ngoan, có thể mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm chống gian lận và hạn chế mua bán trả giá. Chuyên gia Andrea Woroch cho biết, với sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến, thẻ tín dụng thực sự là cách tốt nhất để tiết kiệm tiền và bảo vệ việc mua hàng.
Liên kết thẻ của bạn với một ứng dụng ví điện tử... cũng có thể giúp bạn hoàn lại tiền khi mua sắm tại một số nhà bán lẻ nhất định - đó là “một cách dễ dàng để kiếm thêm tiền cho những thứ bạn đang mua”.
5. Chi phí nhà ở nên bằng 30% ngân sách bạn có
Một nguyên tắc chung khi lập ngân sách là bạn nên chi không quá 30% thu nhập hộ gia đình cho nhà ở và các chi phí liên quan như bảo hiểm và điện nước.
Rapley nói: “Đây là một quy tắc lỗi thời có từ năm 1969 quy định về nhà ở công cộng và không xem xét các kịch bản cá nhân như thị trường nhà ở mà người nào đó đang sống hoặc các trách nhiệm tài chính khác của họ.
Thay vì tuân thủ quy tắc này, hãy tập trung vào việc tạo ra một ngân sách hoàn chỉnh dựa trên trách nhiệm và mục tiêu tài chính của bạn.
Rapley giải thích: “Xác định số tiền bạn có thể chi trả cho chi phí nhà ở của mình trong khi vẫn đạt được các mục tiêu tài chính khác như xóa nợ, tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Nếu bạn có thể đạt được những điều này, bạn có thể chi hơn 30% thu nhập cho nhà ở. Ngược lại, 30% cũng có thể là quá cao đối với các nghĩa vụ tài chính của bạn.
6. Có một số tiền nhất định theo độ tuổi nhất định
Brittney Castro, một nhà lập kế hoạch tài chính nhận được chứng nhận của Mint cho biết: “Mặc dù tôi chưa bao giờ cảm thấy quy tắc tiền bạc này là đúng, nhưng bối cảnh mới do đại dịch đã thực sự nhấn mạnh rằng, mọi người đang đi trên những con đường tài chính khác nhau và đến từ một khởi đầu tài chính khác nhau. Thay vì tập trung vào độ tuổi và giá trị ròng được cho là nên đi cùng với số tuổi của mình, hãy tập trung vào việc tăng giá trị ròng của bạn hàng năm. Bạn có thể làm điều này bằng cách tích lũy các tài sản như quỹ tiết kiệm và quỹ hưu trí, đồng thời thanh toán các khoản nợ của mình.
7. Kiểm tra báo cáo tín dụng của bạn mỗi năm một lần
Chỉ cần kiểm tra báo cáo tín dụng của bạn mỗi năm một lần, hoặc có thể hàng quý là đủ nếu bạn lo ngại về sai sót hoặc gian lận. Tuy nhiên, ngày nay, theo Julie Ramhold - nhà phân tích người tiêu dùng của DealNews - chúng ta nên và cần phải kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên hơn.
Ramhold nói: “Với những vấn đề do đại dịch gây ra, ngày càng có nhiều người đang ấp ủ các kế hoạch thanh toán đặc biệt hoặc trả chậm cho tài khoản của họ, chẳng hạn như các khoản vay dành cho sinh viên. “Điều cần thiết là phải biết liệu báo cáo tín dụng có phản ánh chính xác hay không, vì vậy, bạn nên kiểm tra báo cáo của mình mỗi tháng một lần, nếu bây giờ không thường xuyên hơn”.
8. Đừng đầu tư cho đến khi bạn hết nợ
Quy tắc truyền thống là trả hết nợ rồi mới đầu tư. Nhưng làm theo lời khuyên đó có thể làm tổn hại đến tài chính của bạn về lâu dài.
“Khi cuộc khủng hoảng cho vay sinh viên ngày càng gia tăng, ngày càng có nhiều người phải gánh nợ trong thời gian dài hơn,” chuyên gia về tiền tệ Delyanne Barros nói: “Trên thực tế, khoảng thời gian để trả khoản vay có thể kéo dài nhiều năm. Nếu ai đó đợi lâu như vậy để bắt đầu đầu tư, những năm tăng trưởng lãi kép đáng kể sẽ khiến họ không bao giờ có thể có lãi được,” Barros nói. Nếu bạn có đủ khả năng để tiếp tục thanh toán các khoản nợ của mình và dành một ít tiền cho các khoản đầu tư, hãy làm điều đó - bản thân trong tương lai sẽ cảm ơn bạn rất nhiều.
Theo Huffpost