Đại diện hãng logistics UPS Việt Nam: EVFTA sẽ thúc đẩy tăng nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của hai bên với thủ tục đơn giản hơn, thời gian rút ngắn hơn
Là nhà cung cấp các dịch vụ kho vận và vận chuyển toàn cầu (logistics), Giám đốc Điều hành của UPS Việt Nam, ông Russell Reed trong lần trao đổi mới nhất đã nhận định thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đơn vị trong việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ cả hai phía; bên cạnh đó, giúp đơn giản hóa thủ tục và khuyến khích đầu tư bền vững dài hạn cũng như thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược.
- 13-05-2020SSI Research: Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam
- 12-05-2020Nhóm cổ phiếu dệt may dậy sóng trước thềm phê chuẩn EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình trở thành cường quốc giao thương của Việt Nam, và là chìa khóa mở ra tiềm năng kinh tế lớn mạnh của đất nước trong những năm tới. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU có sự tăng trưởng nhất quán trong những năm qua, với tổng kim ngạch lên đến 42,5 tỷ USD vào năm 2018, đà tăng trưởng trung bình ở mức 13% kể từ 2014.
Sáng nay ngày 8/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua phê chuẩn EVFTA. Thôn qua Hiệp định, Việt Nam kỳ vọng sẽ gia tăng hai chiều thương mại, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu nhiều ngành thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may…
Phía người dân cũng được tiếp cận hàng hóa nguyên phụ liệu trang thiết bị máy móc, đặc biệt là mỹ phẩm giá rẻ chất lượng cao. EVFTA cũng là cơ hội đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, cải cách thể chế.
Là nhà cung cấp các dịch vụ kho vận và vận chuyển toàn cầu (logistics), Giám đốc Điều hành của UPS Việt Nam, ông Russell Reed trong lần trao đổi mới nhất đã nhận định thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đơn vị trong việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ cả hai phía; bên cạnh đó, giúp đơn giản hóa thủ tục và khuyến khích đầu tư bền vững dài hạn cũng như thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược.
"Việt Nam vốn là nền công nghiệp chế biến chế tạo vô cùng cạnh tranh – một trong những nhân tố đóng góp chính vào tình hình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế cũng là sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu – với nhóm người tiêu dùng hướng đến hòa nhập quốc tế và đặc biệt ưa chuộng mua hàng từ các thương hiệu quốc tế nhập khẩu, trong đó có khối liên minh châu Âu", vị này cho hay.
Chưa kể, hiện nay một khối lượng hàng nhất định Việt Nam xuất khẩu đến khối EU vẫn đang được duy trì. UPS cũng đã tăng cường cải tiến dịch vụ trong mạng lưới các giải pháp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong ngành công nghiệp bán lẻ và công nghệ cao, giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình. Năm 2019, UPS đã rút ngắn thời gian vận chuyển trên 2.300 lộ trình thương mại. Điều này kết hợp với các cải tiến khác giúp các chuyến hàng đến Liên minh châu Âu được vận chuyển nhanh hơn đến 4 ngày.