MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dài nhất nhì thế giới với khoảng 6.400 km, chảy qua 3 quốc gia, vì sao con sông khổng lồ này không có cây cầu nào bắc qua?

24-11-2023 - 06:04 AM | Tài chính quốc tế

Dài nhất nhì thế giới với khoảng 6.400 km, chảy qua 3 quốc gia, vì sao con sông khổng lồ này không có cây cầu nào bắc qua?

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều đáp án khác nhau, trong đó có hai nguyên nhân phổ biến nhất.

Khi nhắc đến sông Amazon, ai cũng hình dung là được sự hùng vĩ của nó. Dòng sông này có nhiều dài khoảng 6.400 km, chảy qua 3 quốc gia là Peru, Columbia và Brazil. Nhưng tuyệt nhiên không có một cây cầu nào bắc qua sông.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều đáp án khác nhau, trong đó phổ biến nhất là vì dòng sông này tách biệt với các khu dân cư. Dòng sông tuy rộng dài nhưng nằm trong khu vực cực thưa dân, không có khu công nghiệp nào xung quanh cần cầu đường để phục vụ vận tải.

Theo ông Walter Kaufmann tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH), chính vì không có nhu cầu nên không có những cây cầu bắc qua sông Amazon. Tất nhiên, việc xây dựng cũng sẽ có rất nhiều khó khăn về kỹ thuật và logistic.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai giải đáp cho câu hỏi là tính thiếu ổn định của đất dọc con sông. Đất sẽ thay đổi theo từng mùa khác nhau, theo mực nước của sông và độ mặn của đất. Do những yếu tố này, gần như không thể xây dựng một cây cầu bắc qua sông Amazon.

Dài nhất nhì thế giới với khoảng 6.400 km, chảy qua 3 quốc gia, vì sao con sông khổng lồ này không có cây cầu nào bắc qua? - Ảnh 1.

Khi thảo luận về vấn đề này, ông Kaufmann nói: “Môi trường ở Amazon chắc chắn là một trong những môi trường khó khăn nhất (trên thế giới). Những cây cầu bắc qua eo biển cũng gặp nhiều thách thức nếu nước sâu, nhưng ít nhất bạn biết rằng có thể xây dựng bằng cách sử dụng cầu phao. Còn thách thức với sông Amazon là có một không hai”.

Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã từng tìm cách phát triển một dự án xây cầu mang tên “Rio Branco”, nhưng vì giá thành đắt đỏ và điều kiện bất lợi nên dự án đã không thể tiến hành.

Tham khảo Wonderful Engineering

Thiên Di

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên