Dân Australia đang trở nên nghèo hơn – lỗi tại ai?
Những gì đúng với con người thì cũng đúng với xã hội, như Benjamin Friedman tranh luận. Công dân của một nền kinh tế phát triển ít bạo lực với nhau hơn và hiếu khách hơn với dân nhập cư.
- 26-07-2017Đây là cách nhiều người biến 'giấc mơ Mỹ' thành hiện thực ngay cả khi tổng thống Donald Trump siết chặt nhập cư
- 12-05-2017Trở thành điểm đến hấp dẫn nhất đối với người nhập cư, dân số New Zealand tăng nhanh nhất kể từ 1974
- 02-04-2017Tổng thống Trump chống nhập cư, người gốc Á sống trong nỗi lo
- 19-03-2017Nghĩ rằng chống nhập cư sẽ mang lại việc làm cho người Mỹ, ông Trump đang dẫm vào "vết xe đổ" của người tiền nhiệm Kennedy?
Bài viết dưới đây là của Tom Westland, một nhà kinh tế học và cũng là một tác gia ở Canberra, Australia.
Một trong những lý do khiến tăng trưởng kinh tế đáng khao khát là nó làm cho mọi người dễ mến hơn khi giao du với nhau. Khi cảm thấy túi tiền của mình trở nên dày hơn, chúng ta có khuynh hướng cởi mở hơn với những người xung quanh mình. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là người giàu thì tử tế hơn người nghèo, nhưng một cá nhân thường tốt bụng hơn khi tình hình tài chính của họ đang được cải thiện – chẳng hạn họ có thể đãi bạn một chầu tại quán rượu – so với khi kinh tế của họ gặp khó khăn.
Những gì đúng với con người thì cũng đúng với xã hội, như Benjamin Friedman tranh luận. Công dân của một nền kinh tế phát triển ít bạo lực với nhau hơn và hiếu khách hơn với dân nhập cư. Như Antoun Issa tranh luận trên tờ Guardian, giọng điệu gay gắt của sự thù ghét trong truyền thông là điều đáng lo ngại.
Theo một số thước đo kinh tế, người Australia đang thật sự trở nên nghèo hơn. Một giải thích cho việc này là chúng ta đã không loại bỏ được những hậu quả từ cuộc bùng nổ trong ngành khai thác mỏ: như nhà kinh tế học Ross Garnaut dự báo, sự kết thúc của cuộc bùng nổ đó đã dẫn tới thu nhập đình trệ và một lượng dân số bất an. Ngoài ra, như Greg Jericho tranh luận, các công đoàn từng tranh đấu cho việc tăng lương đã trở nên yếu hơn.
Tuy nhiên, những người khác lại “đổ thừa” cho tỉ lệ nhập cư cao của Australia. Chẳng hạn, Leith van Onselen lưu ý rằng bang Victoria, nơi có tỉ lệ nhập cư cao nhất ở xứ sở chuột túi, đã có mức tăng thu nhập bình quân đầu người thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay. “Đó chẳng phải là bằng chứng cho thấy dân nhập cư đang kéo tiêu chuẩn sống của người Australia xuống đấy sao”, Van Onselen lập luận?
Vấn đề với Van Onselen là ông đã hiểu sai về mặt kinh tế học, và ông đang đo không đúng cái cần đo. Những thay đổi trong tổng sản phẩm quốc gia trên mỗi đầu người – chỉ dấu mà họ đang dùng – không thể cho bạn biết được gì về tác động của sự nhập cư lên các tiêu chuẩn sống. Nó cũng giống như so sánh những quả cam của năm 2009 với một hỗn hợp táo với cam của năm 2016.
Chúng ta hãy gọi một nhóm người là nhóm nguyên gốc – là những người đã có mặt ở Australia vào năm 2009 – và nhóm còn lại là nhập cư – là những người đã đến nước Australia từ 2009 đến nay. Van Onselen so sánh các tiêu chuẩn sống của nhóm nguyên gốc trong năm 2009 với tiêu chuẩn sống của cả hai nhóm vào năm 2016. Điều này chẳng cho chúng ta biết được gì. Những gì chúng ta muốn đo là sự thay đổi trong tiêu chuẩn sống của nhóm nguyên gốc từ năm 2009 đến 2016.
Điều này khó đo lường hơn nhiều, nhưng hiện có một số bằng chứng cho thấy rằng nếu bạn phân tích đúng thì nó sẽ thay đổi các kết luận của Van Onselen.
Dữ liệu từ cuộc điều tra dân số năm 2016 cho thấy rằng tính trung bình, thu nhập của dân nhập cư mới đến trong thời gian gần đây ở Melbourne là thấp hơn nhiều so với các cư dân được sinh ra ở Australia. Điều này nghĩa là những người mới đến sẽ “kéo lùi” mức trung bình, dù họ giàu hơn so với trước khi đến Australia, và dù họ không tác động gì đến tiêu chuẩn sống của những người đã sống ở Melbourne.
Tài liệu học thuật ủng hộ ý kiến cho rằng nhập cư không thể khiến cho người không nhập cư nghèo hơn chút nào. Nghiên cứu cho thấy rằng bình quân, nhập cư có tác động rất ít hoặc không ảnh hưởng gì đến lương. Về vấn đề việc làm, điều đó cũng khá tương tự: các nghiên cứu đồng ý rằng theo thống kê, dân nhập cư hoặc là tạo ra nhiều việc làm hơn so với mức họ “lấy đi”, hoặc là không tác động gì đến việc làm cả.
Dĩ nhiên, có một lo ngại hợp lý khác: đó là dân nhập cư đang bắt nguồn tài nguyên hạn chế của Australia phải “làm việc quá sức”. Các thành phố đang trở nên quá đông đúc và tài nguyên thiên nhiên đang chịu nhiều áp lực. Tuy vậy, đây hầu như hoàn toàn là lỗi của riêng nước Australia.
Chúng ta tiếp tục chi hàng tỉ USD cho các dự án vô bổ như tuyến đường sắt Adelaide-Darwin vì quá lười phân tích những gì cần thiết để phân bổ tiền cho cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả, hoặc là vì các chính trị gia không chú ý đến những phân tích khi mọi chuyện đã xong. Chúng ta đang làm hỏng cách mà chúng ta đang quản lý hệ thống nước, và một kế hoạch hợp lý về mặt kinh tế để giảm lượng khí thải carbon đã bị bãi bỏ sau một trong những chiến dịch chính trị lừa đảo nhất trong lịch sử nước Australia.
Nói cách khác, chúng ta như là một quốc gia đang phung phí nguồn tài nguyên của mình thông qua sự lười biếng và thiếu năng lực trong chính trị.
Trừng phạt dân nhập cư đầy khao khát thành công vì điều này sẽ giống như đốt một cọc tiền gồm những tờ giấy bạc 100 USD rồi sau đó than phiền rằng chúng ta đã không có đủ tiền để làm từ thiện. Trút những vấn đề của chúng ta lên họ cũng là nuôi dưỡng một loại kích động thiếu hiểu biết mà chúng ta từng thấy nhắm vào những người nhập cư thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Nền kinh tế này có thể đang trở nên tệ hơn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cũng phải giống như thế.