MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dân công sở và nỗi niềm đau đáu: Thà nhận lương thấp chứ không chấp nhận dưới trướng một người sếp tồi!

06-12-2019 - 16:42 PM | Sống

Dưới trướng sếp tồi lâu ngày, anh chị em công sở nào cũng lấp đầy thân thể bằng những cơn stress, những trận áp lực nung nấu dậy sóng từng đợt trong người để rồi ăn cũng không ngon, ngủ không yên, cơ thể cứ kiệt quệ, héo hon như một quả bóng xì hơi.

Ngoài sở hữu một công việc tốt với mức lương ổn định, thì có một vị sếp tử tế cũng là ước mơ chung của tất cả các dân công sở làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, đáng tiếc lắm khi cầu không được ước không thấy, nhiều anh chị em công sở xui xẻo lại vớ phải ngay một người sếp tồi, khiến cho mỗi ngày đi làm đều giống như dạo một vòng quanh cánh cửa địa ngục.

Chắc không cần phải nói nhiều, sếp tồi ấy, là những người vừa hách dịch vừa xấu tính, thích kiếm chuyện với nhân viên và thậm chí có khi còn sở hữu trong mình đam mê… hội họp. Tức là một ngày, từ chuyện bé đến chuyện to đều tìm cách lôi nhân viên vào phòng họp để mắng mỏ, chê trách vài tiếng đồng hồ mà chẳng biết thế nào là mệt,...

Dân công sở và nỗi niềm đau đáu: Thà nhận lương thấp chứ không chấp nhận dưới trướng một người sếp tồi! - Ảnh 1.

Dưới trướng sếp tồi lâu ngày, anh chị em công sở nào cũng lấp đầy thân thể bằng những cơn stress, những trận áp lực nung nấu dậy sóng từng đợt trong người để rồi ăn cũng không ngon, ngủ cũng không yên, cơ thể cứ kiệt quệ, héo hon như một quả bóng xì hơi. Đó cũng chính là lý do mà nhiều dân công sở từng lâm vào tình cảnh như trên phải thốt lên rằng: Thà làm việc lương thấp chứ không chấp nhận một người sếp tồi!

Và để nói rõ hơn thì xin liệt kê vài kiểu sếp tồi cơ bản dưới đây cho mọi người dễ hình dung:

Dân công sở và nỗi niềm đau đáu: Thà nhận lương thấp chứ không chấp nhận dưới trướng một người sếp tồi! - Ảnh 2.

Kiểu số 1: Luôn muốn kìm kẹp nhân viên vì sợ vị trí của mình sẽ bị thay thế

Vâng, đây là kiểu sếp tồi phổ biến nhất có thể xuất hiện ở bất kỳ môi trường hay lĩnh vực văn phòng công sở nào. Tất nhiên, với tư duy kém cỏi không tự tin vào năng lực của bản thân (có khi là không có năng lực thật) bằng cách nào đó đã chễm chệ ở vị trí leader, sếp tồi kiểu này thường trù dập nhân viên tài giỏi, kiểm soát mọi cá thể trong team.

Chỉ cần phát hiện có ai đó đang bắt đầu tỏa sáng, sếp tồi này liền “yếu tim” và tìm cách sa thải nhanh chóng.

Dân công sở và nỗi niềm đau đáu: Thà nhận lương thấp chứ không chấp nhận dưới trướng một người sếp tồi! - Ảnh 3.

Kiểu số 2: Mang “mệnh hỏa”, lúc nào cũng hừng hực cơn giận như núi lửa chực trào

Sếp cũng là con người nên đôi khi nóng giận, trách phạt nhân viên cũng là chuyện bình thường, trách phạt đúng còn giúp nhân viên càng ngày càng hoàn thiện hơn kỹ năng nghề nghiệp, tốt quá đó chứ. Tuy nhiên, với kiểu sếp tồi mang “mệnh hỏa” thì không dừng ở mức độ “đôi khi mới nóng giận” mà là nóng giận thường xuyên.

Từ chuyện nhỏ tới chuyện to, sếp tồi này luôn ở trong trạng thái sẵn sàng đốt cháy cả văn phòng: chửi bới ỏm tỏi, chửi nhân viên theo hướng công kích đôi khi rất chi là vô lý!

Dân công sở và nỗi niềm đau đáu: Thà nhận lương thấp chứ không chấp nhận dưới trướng một người sếp tồi! - Ảnh 4.

Kiểu số 3: Cầu toàn thái quá và câu nệ đến từng tiểu tiết

Tỉ mỉ là một đức tính tốt mà mọi dân công sở ở mọi vị trí nào cũng nên có, bao gồm cả sếp. Tuy nhiên, cái gì cũng vừa vừa phải phải thôi, chứ cái kiểu sếp cầu toàn thái quá và câu nệ đến từng tiểu tiết thì chỉ tổ khiến nhân viên cảm thấy áp lực và mệt mỏi.

Với kiểu sếp này, họ luôn lấy sự độc đoán làm đầu, không bao giờ tin tưởng nhân viên, từ đó luôn bắt nhân viên khi hoàn thành bất cứ việc gì cũng phải báo cáo chi li từng chi tiết nhỏ. Chưa kể, họp hành, email, cuộc gọi trao đổi mà nhân viên không ghi chép cẩn thận á là coi chừng ăn phạt như chơi.

Dân công sở và nỗi niềm đau đáu: Thà nhận lương thấp chứ không chấp nhận dưới trướng một người sếp tồi! - Ảnh 5.

Kiểu số 4: Đam mê phạt, thích dùng tiền để tạo áp lực cho nhân viên

Đi làm mà, có dân văn phòng công sở nào không vì lương thưởng đâu, nói “làm vì đam mê” thực chất chỉ là nói xạo thôi. Chính vì nắm được điểm này, nên không ít vị sếp bỗng dưng nổi tính xấu, thích dùng tiền để tạo áp lực và kiểm soát nhân viên, xem việc trách phạt trực tiếp vào thương tháng là đam mê, thậm chí còn sử dụng slogan “mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền mặt” là đường hướng quản lý nhân sự của mình.

Làm việc với sếp tồi kiểu này, nhân viên luôn cảm thấy thật sự bức bối, sếp giao việc gì không hợp lý cũng không dám cãi, mọi chỉ thị của sếp đều nhất nhất nghe theo bởi nếu không khéo thì “lúa thóc mùa màng” cuối tháng thất bát nặng nề.

Theo Old Fashioned

Helino

Trở lên trên