MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dành 15 - 20 phút mỗi ngày để “đạt cảm giác lo lắng cao nhất” có thể làm giảm căng thẳng và mang lại sự bình yên: Nghe tưởng vô lý nhưng đem tới hiệu quả đáng kinh ngạc

04-08-2019 - 17:52 PM | Sống

Lo lắng mọi lúc mọi nơi là một thực tế đối với nhiều doanh nhân. Thời gian dài làm việc một mình, gia tăng áp lực để thành công và yêu cầu khắt khe của việc điều hành một doanh nghiệp thường dẫn đến việc nhân lên các mối quan tâm và bạn khó có thể kiểm soát được chúng.

Cho dù đó là một hoặc hai vấn đề lớn luôn ám ảnh trong đầu bạn suốt cả ngày hay một loạt những điều nhỏ nhặt khác làm phá vỡ dòng suy nghĩ của bạn, có một cách đơn giản để quản lý chúng: dành thời gian để tập trung lo lắng.

Những lợi ích của việc lo lắng có kế hoạch

Dành 15 đến 20 phút mỗi ngày để “đạt cảm giác lo lắng cao nhất” có thể làm giảm tình trạng căng thẳng và mang lại cho bạn sự bình yên: Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng lại đem lại hiệu quả cao đáng kinh ngạc - Ảnh 1.

Westend61

"Tập trung lo lắng" có nghĩa là sắp xếp một khung giờ nhất định trong ngày để tập trung vào những lo lắng hoặc vấn đề đang làm bạn bận tâm.

Nếu bạn đang nghĩ điều đó còn khiến cho bạn căng thẳng hơn nữa thì hãy xem xét điều này: dành 15 đến 20 phút mỗi ngày cho việc chìm sâu vào sự lo lắng có thể làm giảm lo lắng của bạn và giúp bạn đối phó hiệu quả hơn với những thách thức sau này. Khi bạn tập trung cao độ vào các mối quan tâm của mình tại một thời điểm được chỉ định thay vì để chúng hoạt động mạnh mẽ và can thiệp vào ngày của bạn, bạn sẽ có thể trở nên sáng suốt và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Nếu bạn đã sẵn sàng để thử "dành thời gian để lo lắng", đây là cách các chuyên gia khuyên bạn nên làm:

1. Sắp xếp thời gian để "lo lắng"

Dành 15 đến 20 phút mỗi ngày để “đạt cảm giác lo lắng cao nhất” có thể làm giảm tình trạng căng thẳng và mang lại cho bạn sự bình yên: Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng lại đem lại hiệu quả cao đáng kinh ngạc - Ảnh 2.

Shutterstock

Chọn khoảng thời gian khi bạn thường ở một mình và ít có khả năng bị gián đoạn. Hãy biến khoảng thời gian đó trở thành một phần thói quen của bạn. Điều này cũng làm cho bạn giảm bớt tình trạng bỏ qua nó vào những ngày bận rộn hoặc căng thẳng - khoảng thời gian bạn cần phương pháp này nhất. Chủ động chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn nên trở thành một thói quen, chứ không phải một hoạt động mang tính tạm thời. Đặt chế độ nhắc nhở, viết ghi chú lên kế hoạch hàng ngày của bạn và cam kết sẽ thực hiện phương pháp này thường xuyên.

2. Hãy tổng hợp lại tất cả các điều khiến bạn lo lắng

Dành 15 đến 20 phút mỗi ngày để “đạt cảm giác lo lắng cao nhất” có thể làm giảm tình trạng căng thẳng và mang lại cho bạn sự bình yên: Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng lại đem lại hiệu quả cao đáng kinh ngạc - Ảnh 3.

JGI/Jamie Grill/Getty

Cố gắng chống lại những suy nghĩ tiêu cực và những cảm xúc sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi . Chúng sẽ lại bật lên giống như cố gắng nhấn một quả bóng xuống nước vậy.

Thay vào đó, hãy ghi lại những điều phiền muộn của bạn trong một tài liệu, tạp chí hoặc ghi chú. Bạn có thể thấy hữu ích khi ghi lại những suy nghĩ căng thẳng xảy ra với mình, đặc biệt nếu bạn cảm thấy lo lắng về rất nhiều điều mà thậm chí bạn không thể kiểm soát chúng được. Điều này thường xảy ra thường xuyên đối với những người cầu toàn.

Phương pháp này phục vụ một vài mục đích như sau: nó giúp bạn trở nên có tổ chức, khiến bạn yên tâm và đảm bảo bạn sẽ không quên bất cứ điều gì quan trọng. Điều này có nghĩa là những mối bận tâm sẽ thoát ra khỏi tâm trí của bạn cho đến khi bạn sẵn sàng để giải quyết chúng. Việc này có thể sẽ khó khăn lúc đầu, nhưng về sau sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Trong "khoảng thời gian lo lắng", hãy tập trung cao độ và lo lắng đúng cách

Dành 15 đến 20 phút mỗi ngày để “đạt cảm giác lo lắng cao nhất” có thể làm giảm tình trạng căng thẳng và mang lại cho bạn sự bình yên: Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng lại đem lại hiệu quả cao đáng kinh ngạc - Ảnh 4.

Shutterstock/Marcos Mesa Sam Wordley

Khi "lịch trình lo lắng" của bạn đến, đừng làm gì cả ngoài việc lo lắng. Hãy thoải mái viết về nỗi sợ hãi và mối quan tâm của bạn. Càng chi tiết và cụ thể càng tốt. Khi các vấn đề lần lượt xuất hiện, có lẽ bạn sẽ thấy rằng các giải pháp thường đến một cách tự nhiên hơn bạn mong đợi. Điều này có nghĩa rằng khi bạn chống lại những cảm xúc tiêu cực, chúng chỉ trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng khi bạn đối đầu trực diện với chúng, chúng ta sẽ giảm sức mạnh của mình và bạn có thể tìm cách giải quyết chúng một cách hiệu quả.

Bạn có thể dành thời gian yên tĩnh để suy ngẫm và việc tập trung sâu cho phép bạn suy nghĩ rõ ràng hơn. Tự đặt câu hỏi như những câu hỏi dưới đây cũng có thể khai sáng suy nghĩ của bạn: Tôi sẽ làm gì nếu tôi có thời gian vô hạn? Hoặc nếu điều này không phải là rào cản thì tôi sẽ có được gì? Tôi muốn điều gì xảy ra? Tôi sẽ làm gì đầu tiên?

4. Các mối lo âu đã tiêu tan, đã đến lúc chuyển sang công việc khác

Dành 15 đến 20 phút mỗi ngày để “đạt cảm giác lo lắng cao nhất” có thể làm giảm tình trạng căng thẳng và mang lại cho bạn sự bình yên: Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng lại đem lại hiệu quả cao đáng kinh ngạc - Ảnh 5.

Rawpixel.com/Shutterstock.com

Khi lo lắng của bạn kết thúc, hãy chuyển sự tập trung của bạn sang một hoạt động khác. Nếu bạn cảm thấy mình đã khắc phục được sự cố, bạn có thể tập trung năng lượng của mình để làm việc khác mà không phải chịu những tổn thất về mặt tinh thần do những mối quan tâm khác đem lại.

Vì vậy, hãy cứ lo lắng nhưng phải đúng thời điểm và có lịch trình cụ thể.

Hải Anh

Business Insider

Trở lên trên