Đạo luật Hồi giáo Sharia là gì và tại sao thế giới lại lo sợ khi Taliban áp dụng nó?
Thủ đô Kabul thất thủ báo hiệu sự trở lại lãnh đạo Afghanistan của Taliban, lực lượng từng khét tiếng với việc áp dụng luật Hồi giáo Sharia hà khắc trong giai đoạn cầm quyền 1996-2001.
- 16-08-2021Kabul bị Taliban bao vây tứ phía: Người dân hoảng loạn, bật khóc, taxi tăng giá 5 lần cũng không có mà đi
- 15-08-2021Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Mỹ dùng trực thăng sơ tán nhân viên đại sứ quán, hình ảnh ông Biden muốn tránh vẫn xảy ra
- 14-08-2021Taliban giáng đòn mạnh vào di sản mới thành hình của ông Biden
- 13-08-2021Trước sức ép khủng khiếp của Taliban, Chính quyền Biden gấp rút triển khai 3.000 quân tới Afghanistan
Đạo luật Sharia là gì?
Đạo luật Sharia là hệ thống pháp luật của đạo Hồi. Nó có nguồn gốc từ cả kinh Koran và Fatwa (những quan điểm của các học giả Hồi giáo). Sharia theo nghĩa đen có nghĩa là "con đường mòn rõ ràng dẫn đến sự trong sạch".
Đạo luật Sharia đóng vai trò như một quy tắc sống mà tất cả người Hồi giáo phải tuân thủ, bao gồm cầu nguyện, ăn chay và quyên góp cho người nghèo. Đạo luật này được tạo ra nhằm mục đích giúp người Hồi giáo hiểu cách họ nên dẫn dắt mọi khía cạnh của cuộc sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Sharia có ý nghĩa thế nào trong thực tế?
Sharia có thể truyền đức tin ở mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày cho một người Hồi giáo. Ví dụ, một người Hồi giáo băn khoăn không biết phải làm gì nếu đồng nghiệp mời họ đến quán rượu sau giờ làm việc, họ có thể tìm đến một học giả Sharia để xin lời khuyên nhằm đảm bảo họ hành động trong khuôn khổ pháp luật tôn giáo của họ.
Người Hồi giáo có thể tìm đến Sharia để được hướng dẫn về các lĩnh vực bao gồm phép tắc trong gia đình, tài chính và kinh doanh.
Các hình phạt hà khắc là gì?
Đạo luật Sharia chia các tội danh thành hai loại chung. Thứ nhất là tội "hadd", đây là tội nghiêm trọng với các hình phạt đã định sẵn. Và thứ hai là tội "tazir", trong đó hình phạt được đưa ra theo quyết định của thẩm phán.
Các tội của hadd bao gồm hành vi trộm cắp (có thể bị trừng phạt bằng cách chặt tay) và tội ngoại tình có thể bị tử hình bằng cách ném đá.
Liên Hợp Quốc đã lên tiếng chống lại việc xử tử bằng cách ném đá và cho rằng hành động này "cấu thành sự tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người. Rõ ràng là nó nên bị nghiêm cấm".
Thực tế, không phải tất cả các quốc gia Hồi giáo đều áp dụng hoặc thực thi các hình phạt như vậy đối với các hành vi tội ác. Các cuộc thăm dò cho thấy thái độ của người Hồi giáo đối với các hình phạt khắc nghiệt dành cho những hành vi vi phạm như vậy rất khác nhau.
Tariq Ramadan, một nhà tư tưởng Hồi giáo nổi tiếng ở châu Âu, đã kêu gọi tạm hoãn trừng phạt thân thể, ném đá và án tử hình trong thế giới Hồi giáo. Ông khẳng định các hình phạt như vậy không cách nào có thể được coi là hợp pháp trong thế giới ngày nay.
Vì sao Luật Sharia trở nên đáng sợ trong tay Taliban?
Trong giai đoạn nắm quyền năm 1996-2001, Taliban áp dụng rất nghiêm Đạo luật Sharia. Họ cấm người dân ăn thịt lợn và uống rượu. Âm nhạc, truyền hình, phim ảnh và Internet, cũng như hầu hết các hình thức nghệ thuật như tranh vẽ hoặc nhiếp ảnh đều bị cấm.
Phụ nữ bị cấm đi làm, con gái bị cấm đến trường. Phụ nữ được yêu cầu phải đi xem các buổi purdah và mối khi ra đường phải có người thân là nam giới đi kèm. Những người vi phạm những hạn chế này sẽ bị trừng phạt.
Trong khi đó, đàn ông bị cấm cạo râu và bắt buộc phải để râu mọc và dài, mặc turban khi ra ngoài. Việc cầu nguyện là bắt buộc và những người không tôn trọng nghĩa vụ tôn giáo có thể bị bắt.
Đối với các tội như trộm cắp, hình phạt chặt tay vẫn được thi hành. Đối với nữ phụ nữ bị kết tội ngoại tình, hình phạt là ném đá tới chết hoặc treo cổ. Đây là những quy định trong Đạo luật Sharia nhưng Taliban nằm trong số ít những thế lực Hội giáo áo dụng triệt để. Ở các vùng Taliban giành quyền kiểm soát trước đây, những đạo luật hà khắc vẫn được áp dụng.
Về kinh tế, họ áp thuế 50% đối với bất kỳ công ty nào hoạt động trong nước và những người không trả tiền đã bị tấn công. Họ cũng áp thuế nhập khẩu 6% đối với bất kỳ thứ gì được đưa vào nước này, và đến năm 1998 đã kiểm soát các sân bay lớn và cửa khẩu biên giới cho phép họ thiết lập độc quyền trên tất cả các giao dịch.
Chính bởi việc Taliban từng áp dụng luật Sharia một cách hà khắc nên khi lực lượng này trở lại nắm quyền ở Afghanistan, nhiều người đã lên tiếng quan ngại, đặc biệt là các quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái.