MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đào tạo TMĐT: Kết nối chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp

07-05-2023 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Đào tạo TMĐT: Kết nối chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp

Để nâng cao chất lượng giáo dục cho ngành TMĐT, hướng tới đào tạo ra những thế hệ nhân sự không chỉ vững kiến thức, mà còn được trang bị đầy đủ kỹ năng nghề nghiệp, rất cần sự kết nối chặt chẽ giữa các trường đại học với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.

TMĐT trong giáo dục đại học – Cung chưa đủ cầu

Theo báo cáo "Thương mại điện tử phát triển bền vững - Động lực thúc đẩy nền kinh tế số" của Lazada và VCCI, chất lượng nhân lực số của Việt Nam chỉ mới đáp ứng khoảng 30% so với nhu cầu của thị trường. Dự báo đến năm 2030, thị trường Việt Nam cần khoảng 1,5 triệu nhân lực có chuyên môn về CNTT và kỹ thuật số. Nhu cầu nhân lực số & TMĐT tăng cao trong những năm gần đây dự kiến sẽ tạo ra áp lực lớn đối với hoạt động đào tạo tại Việt Nam.

Thương mại điện tử - Học thôi chưa đủ

Theo báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2022 từ Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tính tới tháng 5/2022 Việt Nam đã có 36 trường đại học triển khai đào tạo ngành TMĐT. Ngoài ra, 50 trường đại học khác cũng đã áp dụng học phần TMĐT trong chương trình giảng dạy. Hiện nay Việt Nam đã có 110 trường đại học giảng dạy TMĐT từ mức học phần tới ngành đào tạo. Phần lớn các trường chỉ mới bắt đào tạo về TMĐT từ giai đoạn 2016 – 2020. Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này, nhiều trường đại học khác cho biết cũng đang lên kế hoạch đào tạo ngành hoặc chuyên ngành TMĐT, để đáng ứng nhu cầu của xã hội. Dự kiến đến năm 2025, cả nước sẽ có thêm 21 trường đại học tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành TMĐT.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có những yếu tố thuận lợi cho hoạt động đào tạo TMĐT ở Việt Nam: nguồn nhân lực tham gia TMĐT khá trẻ, có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh nhạy, và dễ dàng khởi nghiệp trên môi trường số. Tuy nhiên, TMĐT là một lĩnh vực thay đổi rất nhanh, cải tiến liên tục song hành với sự phát triển của kinh tế số. Vì thế, sinh viên ngành TMĐT không thể dừng lại ở việc học trên giảng đường, mà phải cọ xát với môi trường kinh doanh ở doanh nghiệp, được chia sẻ những thông tin mang tính thực tế về nghề nghiệp từ những người đang vận hành kinh doanh trên TMĐT.

Đào tạo TMĐT: Kết nối chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp - Ảnh 1.

Lazada Việt Nam tiên phong hợp tác với các trường đại học, nâng cao chất lượng nhân sự ngành TMĐT

Học viện Lazada được Lazada thành lập từ một nhánh hỗ trợ của mảng kinh doanh nhằm đào tạo kiến thức vận hành kinh doanh cho các doanh nghiệp và nhà bán hàng cũng đã tiên phong khởi xướng nhiều hoạt động thực tế dành riêng cho sinh viên như buổi đào tạo offline mang tên "Hội nhập xu hướng E-commerce" dành cho sinh viên trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng tháng 10.2022, hay khoá đào tạo diễn ra trong hai ngày do Lazada hợp tác cùng trường Đại học Huế tổ chức vào tháng 08.2022… Từ cuối năm 2022, hàng trăm sinh viên từ nhiều trường đại học ở TP.HCM cũng đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện cùng các giảng viên học viện Lazada qua các buổi talkshow, hội thảo... để hiểu rõ hơn về con đường sự nghiệp sau này, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan tới TMĐT.

Anh Vũ Ngọc Bách – Giảng viên Học viện Lazada và cũng là gương mặt quen thuộc trong các buổi hội thảo cùng sinh viên ở các trường đại học cho biết, anh đánh giá cao sự tập trung và tầm nhìn của Lazada trong việc xây dựng Học viện Lazada thành một để học TMĐT một cách dễ dàng. Ngoài ra, khi đánh giá về định hướng hợp tác giữa Lazada và các trường đại học trong việc đào tạo TMĐT, anh Bách chia sẻ: "Các chương trình hợp tác của Lazada với các trường đại học gần đây sẽ là một làn gió mới, giúp việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ gần với thực tiễn hơn của một doanh nghiệp TMĐT."

Đào tạo TMĐT: Kết nối chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp - Ảnh 3.

Mới đây nhất, Lazada đã ra mắt dự án "Lazada Ecommerce Education". Đây là dự án tiên phong do một doanh nghiệp TMĐT triển khai với các trường ĐH hàng đầu để cung cấp các khóa học chuyên sâu về kỹ năng kinh doanh TMĐT. Trong khuôn khổ dự án từ nay đến hết năm 2024, Lazada dự kiến có thể tiếp cận và giúp đỡ khoảng 100.000 sinh viên, góp phần hỗ trợ đào tạo, hướng nghiệp để chung tay phát triển nhân lực ngành TMĐT tại Việt Nam. Theo đại diện trường Đại học Thương mại, dự án không chỉ cho thấy trách nhiệm xã hội, vai trò tiên phong của Lazada mà còn là lời cam kết đồng hành lâu dài cùng thế hệ nhân lực trẻ của ngành TMĐT, thể hiện nỗ lực của Lazada trong việc thúc đẩy phát triển bền vững của nền kinh tế số.

Cụ thể, Học viện Lazada sẽ tổ chức các hoạt động như: Cung cấp các khóa học trực tuyến chia sẻ kiến thức về lĩnh vực TMĐT; Tổ chức các buổi chia sẻ từ chuyên gia, các khóa thực hành kinh doanh trên sàn TMĐT; Phát triển năng lực giảng viên TMĐT; Tài trợ hoặc tài trợ một phần cho các sự kiện, cuộc thi được tổ chức bởi trường và các câu lạc bộ sinh viên; các hoạt động hỗ trợ định hướng và tiếp cận nghề nghiệp.

Đào tạo TMĐT: Kết nối chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp - Ảnh 4.

Lễ ký kết hợp tác giữa Lazada Việt Nam và Trường Đại học Thương mại.

Có thể thấy Lazada là doanh nghiệp TMĐT tiên phong khởi xướng sự hình thành nên một hệ sinh thái toàn diện, xây dựng kết nối giữa nhiều bên: Nhà bán hàng, sàn TMĐT, các trường đại học….Với tinh thần đó, Lazada Việt Nam cũng là đơn vị đầu tiên có những hợp tác với các trường đại học, cơ sở giáo dục để nâng tầm chất lượng nhân sự ngành TMĐT.

Ánh Dương

Tổ quốc

Trở lên trên