Đạt 20 triệu view trên Tiktok, dân tình ngã ngửa khi video "quân nhân nhảy dù xuống Ukraine" là fake: Hé lộ vấn nạn video giả mạo tràn lan quanh xung đột Ukraine
Cách mà những hình ảnh về cuộc xung đột ở Ukraine trên mạng xã hội khiến nhiều người khó mà nhận ra đâu là thật, đâu là giả.
- 26-02-2022Hàng triệu USD Bitcoin được quyên góp cho quân đội Ukraine
- 26-02-2022Canada loại rượu Vodka khỏi kệ để đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine
- 26-02-2022Bí quyết vàng cho các nhà đầu tư vượt qua giai đoạn căng thẳng Nga-Ukraine
- 26-02-2022CNN: Đụng độ ở Kiev, Ukraine tuyên bố phá hủy xe tăng Nga
- 26-02-2022Những em bé Ukraine trong vòng tay mẹ: Ngày nghỉ ạ? Không con yêu, chiến tranh đã bắt đầu!
Hình ảnh về diễn biến trên thực địa ở Ukraine, được ghi lại bằng điện thoại thông minh của người dân, liên tục lan truyền trên Twitter, Facebook và TikTok, những mạng xã hội lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều video được cho là về xung đột ở Ukraine lại thực chất là giả.
Thay vì tình hình thực địa, những video đó hoặc là đã cũ, hoặc là từ các trò chơi điện tử…. Tuy nhiên, chúng có điểm chung là khiến người xem khó lòng phân biệt được thật giả.
Một trong những video đình đám nhất hiện nay là cảnh một binh sĩ, sử dụng điện thoại thông minh, ghi lại cảnh mình và đồng đội đang nhảy dù xuống. Nó khiến người ta nghĩ rằng binh sĩ này đang nhảy dù xuống Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động.
Tuy nhiên, đoạn video tương tự đã được đăng từ tháng 8/2015 bởi một tài khoản Instagram có cùng tên và ảnh đại diện với tài khoản Tiktok. Người đăng ban đầu đã đặt video ở chế độ riêng tư nhưng nó đã lan truyền quá rộng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều hình ảnh video về cuộc chiến ở Syria được lôi ra đăng lại như thể nó đang xảy ra ở Ukraine. Những người đăng thậm chí còn cố tình làm sai lệch thông tin nhằm khiến những hình ảnh đó lan truyền mạnh hơn.
Video giả mạo lan tràn quanh xung đột Ukraine.
Bên cạnh đó, có rất nhiều hình ảnh video về cuộc chiến ở Syria được lôi ra đăng lại như thể nó đang xảy ra ở Ukraine. Những người đăng thậm chí còn cố tình làm sai lệch thông tin nhằm khiến những hình ảnh đó lan truyền mạnh hơn.
Để ngăn chặn những thông tin sai lệch xung quanh Ukraine, Facebook đã thành lập "trung tâm hoạt động đặc biệt" chiều 24/2 để phản ứng với các hoạt động liên quan đến chiến tranh và xóa nhanh chóng các nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của mạng xã hội này. Trong khi đó, Twitter cũng sử dụng các thủ thuật để phát hiện tin tức giả mạo.
Giáo sư Jennifer Mercieca của Đại học Texas A&M, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyên truyền và hùng biện chính trị, cho rằng không có gì ngạc nhiên khi những thông tin giả mạo xuất hiện xung quanh các xung đột. Việc cả thế giới đang quan tâm tới khủng hoảng Ukraine lại càng khiến lượng thông tin giả mạo nhiều hơn.
Ngoài ra, việc kiểm chứng thông tin trong chiến tranh cũng là việc hết sức khó. Ngay cả thông tin do chính các quốc gia đưa ra nhiều khi cũng mâu thuẫn với nhau. Bên cạnh sự tính toán về mặt chiến lược khi công bố thông tin, việc đưa ra những thông tin khác nhau cũng bắt nguồn từ việc không thể ngay lập tức kiểm chứng trên thực địa.
Hiện tại, một trong những thông tin trái ngược nhau hoàn toàn về xung đột ở Ukraine chính là sự kiện trên đảo Zmiinyi, hay còn gọi là đảo Rắn của Ukraine. Theo thông tin trước đó từ Ukraine, toàn bộ hơn 10 binh sĩ trên đảo này đã anh dũng hy sinh sau khi bị Nga pháo kích vì không chịu đầu hàng. Toàn bộ cơ sở hạ tầng trên đảo cũng đã bị phá hủy sau sự tấn công của Nga.
Tuy nhiên, hôm nay, Nga lại đăng video cho thấy hơn 82 lính Ukraine vẫn còn sống và đang được Nga đối xử nhân đạo sau khi hạ vũ khí đầu hàng. Nga cũng tuyên bố có thể xác định nhân thân các binh sĩ này và sẽ đưa họ trở về với gia đình "trong thời gian tới".