MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đặt cược vào “cơn thèm ăn” của người Trung Quốc, công ty “thịt giả” Mỹ nếm trái đắng

02-08-2023 - 21:17 PM | Tài chính quốc tế

Đưa thịt bò nhân tạo có nguồn gốc thực vật vào một quốc gia cuồng thịt lợn và có nhiều lựa chọn protein phi động vật, thương hiệu thịt nhân tạo của Mỹ đang thực sự gặp khó ở Trung Quốc.

Đặt cược vào “cơn thèm ăn” của người Trung Quốc, công ty thịt nhân tạo của Mỹ lâm vào thế khó - Ảnh 1.

Beyond Meat Inc. bước chân vào thị trường Trung Quốc năm 2020 với thành công vang dội. Các sản phẩm làm từ thịt nhân tạo làm nguồn gốc thực vật của công ty được bày bán tại hơn 3.300 cửa hàng của Starbucks ở Trung Quốc. Năm sau đó, họ khai trương cửa hàng trực tuyến trên trang mua sắm JD.com ở đất nước tỷ dân, vốn có tới nửa tỷ khách hàng thường xuyên mua sắm.

Công ty này thậm chí còn tạo ra một trang web bằng tiếng Trung Quốc, xây dựng các tài khoản mạng xã hội để kết nối với khách hàng ở quốc gia tỷ dân. Họ không giấu diếm sự hứng khởi với tiềm năng ở thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, hôm nay câu chuyện lại hoàn toàn khác. Các sản phẩm từ thịt của Beyond không còn được liệt kê trong thực đơn của Starbucks. JD.com không còn sản phẩm nào của Beyond. Trên Hema Fresh của Alibaba – một loại tạp hóa trực tuyến phổ biến ở Trung Quốc, chỉ có 4 khách hàng nhận xét về sản phẩm của Beyond và mọi đánh giá đều rất tiêu cực. Họ nói rằng chúng có vị khác với thịt thật.

Đặt cược vào “cơn thèm ăn” của người Trung Quốc, công ty thịt nhân tạo của Mỹ lâm vào thế khó - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu Beyond biến động mạnh kể từ năm 2019 đến nay.

Từng gây tiếng vang với các nhà đầu tư khi được chào bán lần đầu ra công chúng vào năm 2019, Beyond giờ đây đang phải vật lộn để giữ chân khách hàng ở thị trường quê hương – nước Mỹ. Và kỳ vọng của họ vào Trung Quốc cũng chẳng có dấu hiệu nào khả quan hơn.

Beyond là một trong số ít các công ty thực phẩm có nguồn gốc thực vật của Mỹ coi Trung Quốc là thị trường tiềm năng to lớn. Và họ cũng đã gặp đủ khó khăn, thách thức trong hành trình khai phá những tiềm năng ấy. Hàng loạt rào cản, từ các biện pháp chống dịch đến thủ tục hành chính phức tạp đã khiến Beyond gặp khó đủ đường. Đó là chưa kể tới hương vị và giá cả của các sản phẩm này cũng chẳng lấy gì làm hấp dẫn.

Larry Lee, người sáng lập và giám đốc điều hành của Hiệp hội Thực phẩm Thực vật Trung Quốc, cho biết: “Một số thương hiệu quốc tế mới đến Trung Quốc và các nhà đầu tư kỳ vọng rất cao ở thị trường này. Họ lập luận rằng dân số đông đi cùng với tiềm năng lớn. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để có thể xây dựng được chỗ đứng ở thị trường này. Tôi nghĩ các công ty khởi nghiệp nên kiên nhân và đưa ra những kỳ vọng hợp lý”.

Ngoài ra, thịt bò cũng không phải loại thực phẩm được yêu thích ở Trung Quốc. Quốc gia 1,4 tỷ dân tiêu thụ 57 triệu tấn thịt lợn trong năm 2021 nhưng chỉ có 9 tấn thịt bò. Thịt lợn giả, nếu có, có khả năng thành công cao hơn so với thịt bò ở thị trường này.

Trong khi đó, người Trung Quốc cũng không xa lạ gì với các loại protein từ thực vật như đậu phụ và đậu xanh. Chính vì thế, người tiêu dùng Trung Quốc thậm chí còn chẳng hào hứng như người Mỹ khi tiếp cận các loại protein thực vật – nơi mà thịt bò và thịt gà nhân tạo sớm giành được sự mến mộ của người tiêu dùng.

Tham khảo: Bloomberg

Linh Anh

Nhịp sống Thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên