MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đặt mục tiêu hời hợt - Người trẻ đang tự đánh mất tương lai chính mình

15-07-2020 - 11:05 AM | Sống

Để đạt được thành công trong cuộc sống chúng ta không thể thiếu việc đặt cho mình những mục tiêu và kế hoạch để hoàn thiện nó. Kết quả công việc ảnh hưởng rất nhiều bởi mục tiêu đặt ra ban đầu. Thế nhưng lại có một bộ phận người trẻ vẫn còn mơ hồ với chính mục tiêu của bản thân mà tự đánh mất tương lai của mình.

Có thể nói, mục tiêu chính là thứ quyết định thành công trong cuộc sống. Bạn đặt ra một mục tiêu tốt sẽ thúc đẩy bản thân tạo ra một kế hoạch tốt để được nó. Ngược lại, nếu mục tiêu mơ hồ dễ dẫn người trẻ đi lạc lối, đi sai và tạo ra những kết quả hời hợt. Do vậy, đặt được một mục tiêu tốt cho hiện tại và tương lai là điều những người trẻ cần thực hiện ngay hôm nay.

1. Chúng ta đã biết cách mục tiêu?

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mục tiêu của mỗi học sinh thì sẽ đều là đạt được điểm cao môn A, môn B hay đi thi HSG được giải cao. Khi đó, mục tiêu của chúng ta sẽ đơn giản vì chỉ tập trung vào một công việc đó là học tập.

Nhưng lên tới Đại học và ra trường đi làm thì đây lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Việc đặt mục tiêu cho bản thân, những mục tiêu gần, mục tiêu xa, mục tiêu của các nhóm công việc khác nhau rất dễ khiến chúng ta hoang mang. Nhiều khi chúng ta lầm tưởng rằng đặt mục tiêu là thứ thật dễ dàng, chỉ cần suy nghĩ trong đầu là xong. Hay mục tiêu là chỉ cần đạt đến một mức nào đó của công việc.

Nhưng thực sự đặt mục tiêu khó hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nếu đưa ra mục tiêu sai chúng ta rất dễ lầm đường trong mọi việc.

Đặt mục tiêu hời hợt - Người trẻ đang tự đánh mất tương lai chính mình - Ảnh 1.

2. Mục tiêu hời hợt sẽ không dẫn bạn tới kết quả tốt

Một sự thật là đa phần giới trẻ hiện nay đều đang đặt cho mình những mục tiêu vô cùng hời hợt. Đó là những mục tiêu không thể đo đếm, không thể xác định rồi họ cùng mù quáng chạy theo như đi vào màn sương mù vô định.

Ví dụ điển hình như câu chuyện khi một số người trẻ đến phòng tập gym hay tập thể thao chẳng hạn. Rất nhiều người bảo rằng "Mình đi tập cho khỏe thôi " chứ không đặt ra bất kỳ mục tiêu hay đích đến là sau khi tập mình phải tăng/giảm bao nhiêu cân, hay số đo cơ thể như nào. Mục tiêu để cho "khỏe" được đặt ra một cách mơ hồ, không biết sau thời gian tập thì cơ thể sẽ thay đổi ra sao, tốt lên như nào. Đồng thời với mục tiêu này, bạn chẳng thể đặt ra cho bản thân kế hoạch tập luyện hay ăn uống nghiêm ngặt. Để rồi một thời gian sau bạn sẽ nản chí và bỏ cuộc.

Trong cuộc sống hay trong công việc cũng vậy. Đặt mục tiêu hời hợt chính là bạn đang vô trách nhiệm với chính tương lai của mình. Một mục tiêu không rõ ràng hay mục tiêu quá thấp so với chính khả năng của mình là thứ kéo bạn đi chậm lại so với thời cuộc. Cuộc sống luôn phát triển, do vậy con người cũng luôn cần thay đổi và bứt phá. Đặt ra những mục tiêu tốt, những mục tiêu thúc đẩy bản thân vượt lên giới hạn bản thân là tiền đề để chúng ta gặt hái những thành công.

Đặt mục tiêu hời hợt - Người trẻ đang tự đánh mất tương lai chính mình - Ảnh 2.

3. SMART - Lập mục tiêu một cách thông minh

Thành công không phải là thứ tự nhiên có thể đến với mỗi người. Để đạt được nó, trước tiên bạn phải biết đích đến - chính là mục tiêu mình ở đâu. Có được mục tiêu cho các công việc và lên hoạch cụ thể là con đường dẫn đến thành công nhanh chóng.

Có nhiều cách để chúng ta đặt ra mục tiêu. Nhưng có lẽ thông dụng và phổ biến nhất chính là phương pháp thông minh SMART:

S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu. Mục tiêu thông minh trước tiên cần được cụ thể hóa và rõ ràng. Càng cụ thể, dễ hiểu thì bạn càng dễ lên kế hoạch và biết được đường đi nước bước cho nó. Ví dụ: Bạn đi tập gym, hãy đặt mục tiêu Giảm Béo/Tăng Cân hay Duy trì vóc dáng săn chắc thì sẽ rất dễ dàng để bạn lên kế hoạch luyện tập hay ăn uống.

M – Measurable: Đo lường được. Mục tiêu luôn luôn cần gắn liền với những con số. Hãy quy ra số liệu cụ thể để đặt mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống và công việc. Chúng ta biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu. Ví dụ: Bạn đi tập gym để tăng/giảm 6 kg, hay bạn phải kiếm được 20 triệu.

A – Atainable: Tính khả thi. Chúng ta luôn cần xét đến tính khả thi của mỗi mục tiêu đặt ra. Hãy đặt ra cho mình một mục tiêu đủ để bạn cố gắng và phát triển bản thân. Nếu đặt mục tiêu quá thấp và dễ dàng thì bạn sẽ không còn cảm thấy nó quan trọng và có mong muốn chinh phục thách thức. Nhưng cũng không nên đặt mục tiêu quá xa vời, viển vông.

R – Realistic: Tính thực tế. Hãy chắc chắn rằng bạn có những điều kiện cần và đủ để đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Bạn cần thiết kế cho mình những mục tiêu phù hợp với thực tế bản thân và các nguồn lực bạn có để đạt được nó. Trước khi đưa ra mục tiêu, hãy xem xét đến những nguồn lực để bạn hoàn thành được điều đó như chi phí, thời gian, sức khỏe...

T – Time bound: Cài đặt khung thời gian. Bất kì một mục tiêu nào bạn cũng cần xác định được thời gian cụ thể bạn được điều đó. Nó chính là mốc định hướng thời điểm bạn đạt được những gì mình đặt ra. Trong quá trình triển khai ta sẽ biết được ta đã hoàn thành những gì, đang ở đâu trong cuộc hành trình để có những điều chỉnh thích hợp.

Theo Đăng Dương

Báo Dân sinh

Trở lên trên