MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư 14.786 tỉ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Bộ GTVT chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, với số tiền 14.786 tỉ đồng.

Bộ GTVT chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, với số tiền 14.786 tỉ đồng.

ộ GTVT chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, với số tiền 14.786 tỉ đồng.

Tự huy động vốn để mở rộng…

Đáng chú ý, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TP.HCM (từ vành đai 3) - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch 10 làn xe.

Trong đó, Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, do VEC làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 20.600 tỉ đồng đã đưa vào khai thác từ năm 2016. Tuy nhiên, từ đó đến nay, lượng xe trên cao tốc này tăng trung bình khoảng 10,45%/năm. Hiện nay, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dài gần 21km) đã mãn tải 4 làn xe, nhu cầu vận tải vượt 25% so với năng lực thông hành của đường…

Với quy mô bốn làn xe hiện tại, 21km cao tốc nói trên không đáp ứng được nhu cầu vận tải, đặc biệt khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác. Do vậy, việc đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là rất cần thiết và cấp bách.

Từ những vấn đề trên, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng xem xét giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đặc biệt, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ GTVT cũng nêu đề xuất của VEC về phương án đầu tư. Theo đó, việc đầu tiên VEC sẽ nghiên cứu đầu tư mở rộng đoạn từ nút giao vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (km 4 đến km 25 + 920) dài 21,92km, tổng mức đầu tư khoảng 14.786 tỉ đồng.

Trong đó, UBND TP.HCM sẽ đầu tư mở rộng nút giao An Phú và đoạn từ nút giao này đến nút giao vành đai 2 dài 4km (km 0 đến km 4) do đoạn này đã được VEC bàn giao cho UBND TP.HCM quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.

Về quy mô, đoạn từ nút giao vành đai 2 đến nút giao vành đai 3 (km 4 đến km 8 + 770) VEC đề xuất mở rộng từ 4 lên 8 làn xe theo quy hoạch cũ do đoạn này nằm ngoài phạm vi quy hoạch cao tốc.

Đoạn từ nút giao vành đai 3 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (km 8 + 770 đến km 25 + 920) mở rộng với quy mô 10 làn xe theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2021. Căn cứ từ những chủ trương trên, VEC đã nghiên cứu, trình bày ưu, nhược điểm của 4 phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cụ thể, trong phương án đầu tư VEC kiến nghị chọn phương án "tự huy động vốn để mở rộng và thu phí tuyến đường để hoàn vốn đầu tư. Phương án này có ưu điểm là tiến độ triển khai thuận lợi, dự kiến đầu năm 2026 hoàn thành; không phải xử lý xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư mới và VEC".

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì nhược điểm của phương án này là hiện vốn điều lệ của VEC rất thấp nên để có thể huy động vốn vay mở rộng đường do VEC quản lý. Do đó, VEC  đề nghị được tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu đã được trình cấp thẩm quyền.

Trước đó, tháng 10/2022, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản nhận định phương án VEC kiến nghị mang tính thực tiễn và khả thi nhất và đề nghị Bộ GTVT thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Theo Bộ GTVT, hiện nay VEC đang là chủ đầu tư và quản lý, khai thác cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, để thu hồi vốn trả nợ vay nước ngoài. Trong bối cảnh không thể cân đối được vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để mở rộng tuyến cao tốc này, phương án VEC thực hiện đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có nhiều ưu điểm. Do đó, Bộ GTVT đã thống nhất với đề nghị của VEC và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đề nghị Thủ tướng xem xét giao cho VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

… và huy động vốn hợp pháp khác…

Tháng 11/2022, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất với Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng phương án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô 8 đến 10 làn xe.

Đầu tư 14.786 tỉ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh 1.

Về quy mô dự án, đoạn từ nút giao vành đai 2 đến nút giao vành đai 3 (km 4 đến km 8 + 770) VEC đề xuất mở rộng từ 4 lên 8 làn xe theo quy hoạch cũ do đoạn này nằm ngoài phạm vi quy hoạch cao tốc.

Trong công văn vừa gửi Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị bộ này thống nhất với kiến nghị của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cụ thể, Bộ GTVT chủ trì báo cáo Thủ tướng chấp thuận giao VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây theo quy định của Luật đầu tư.

Phạm vi mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là 21,92km từ km 4 đến km 25+920 (nút giao vành đai 2 TP.HCM đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu).

Trong đó, đoạn từ nút giao vành đai 2 đến nút giao vành đai 3 (km 4 đến km 8+770) sẽ mở rộng từ 4 lên 8 làn xe; đoạn từ nút giao vành đai 3 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (km 8+770 đến km 25+920) sẽ mở rộng từ 4 lên 10 làn xe theo quy hoạch.

Khái toán tổng mức đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là 14.786 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình xây dựng). Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ quý 4 năm 2022 đến quý 1 năm 2026.

Theo lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phương án giao VEC thực hiện nghiên cứu đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây theo hình thức huy động vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là phương án mang tính thực tiễn và khả thi nhất.

Bởi, phương án này không sử dụng vốn đầu tư công, giảm thiểu áp lực đối với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước; không tạo xung đột lợi ích khi VEC đang chịu trách nhiệm quản lý khai thác, vận hành, bảo trì và thu phí tuyến cao tốc này.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã phê duyệt cho VEC 1,3 tỉ đồng kinh phí nghiên cứu mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 được Chính phủ giao VEC đầu tư 50km. VEC được giao thu phí trong 20 năm để hoàn trả các khoản vay gồm cả một phần vốn vay ODA.

Giai đoạn 1, tuyến cao tốc được xây dựng với quy mô 4 làn xe, gồm: đoạn An Phú - vành đai 2 (km 0 đến km 4+514) có nền đường rộng 25,5m do UBND TP.HCM đầu tư; đoạn vành đai 2 - Long Thành - Dầu Giây nền đường rộng 27,5m, dài 50km do VEC đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư là 20.600 tỉ đồng. Dự án được khởi công ngày 3/10/2009 và hoàn thành ngày 30/6/2016.

Theo Hương Giang - Duy Long

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên