MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư 4.600 điện thoại, 4 tháng sau kiếm được tận 10 tỷ: Người đàn ông tưởng "ngon ăn", ai ngờ lại đi tù

09-05-2024 - 06:27 AM | Thị trường

Vẫn chưa rõ vì sao người đàn ông này có thể mua được số điện thoại lớn đến như vậy.

Dùng 4.600 điện thoại để lừa đảo

Sử dụng 4.600 chiếc điện thoại để tăng số lượng người xem phát trực tiếp, kiếm được 3 triệu nhân dân tệ (hơn 10 tỷ đồng) trong vòng chưa đầy 4 tháng, một người đàn ông ở Trung Quốc đã bỏ tù vì hành vi gian lận trên môi trường mạng, theo SCMP.

Bản án đánh dấu lần đầu tiên tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc – trung tâm của ngành công nghiệp phát trực tiếp ở quốc gia tỷ dân – có chế tài mạnh tay đối với bất kỳ ai trong ngành có ý định lừa đảo.

Cá nhân họ Wang bị kết án một năm ba tháng tù và bị phạt 50.000 nhân dân tệ (180 triệu đồng) vì "tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp".

Đầu tư 4.600 điện thoại, 4 tháng sau kiếm được tận 10 tỷ: Người đàn ông tưởng

Wang bắt đầu điều hành công việc kinh doanh vào cuối năm 2022 khi được một người bạn mách nước về một nghề mới sinh lời rất lớn được gọi là "brushing".

Thuật ngữ này đề cập đến việc làm giả các hoạt động theo thời gian thực như số lượng người xem, lượt thích, nhận xét và lượt chia sẻ trong quá trình phát trực tiếp, nhằm mô phỏng tương tác thực sự của người xem và đánh lừa người tiêu dùng.

TikTok là một trong những nguồn khách hàng chính của Wang, theo các các bức ảnh do tờ Tin tức buổi tối Ninh Ba tiết lộ. Thành lập một doanh nghiệp brushing khá đơn giản. Wang mua 4.600 chiếc điện thoại di động được điều khiển bằng phần mềm đám mây chuyên dụng.

Ông cũng mua các dịch vụ VPN và thiết bị mạng, chẳng hạn như bộ định tuyến và chuyển mạch, từ một công ty công nghệ có trụ sở tại tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc.

Chỉ với vài cú nhấp chuột trên máy tính, Wang có thể vận hành tất cả điện thoại di động để tràn vào luồng phát trực tiếp mục tiêu, giúp tăng số lượng người xem và tương tác.

"Chi phí sử dụng một trong những chiếc điện thoại di động là 6,65 nhân dân tệ (chưa đến 20 nghìn đồng) mỗi ngày", Wang nói.

Giá sau cùng của dịch vụ sẽ phụ thuộc vào lượng thời gian mỗi điện thoại kết nối với một sự kiện phát trực tiếp và số lượng điện thoại di động được kích hoạt.

Tính đến tháng 3 năm ngoái, Wang đã kiếm được khoảng 3 triệu nhân dân tệ bằng cách bán dịch vụ này cho những người phát trực tiếp đang tìm cách tăng hiệu suất trực tuyến.

Theo Wang, các tài khoản người xem giả cũng được mua với số lượng lớn. Dù đôi khi bị kiểm duyệt do không xác thực được tên thật, nhưng quá trình đăng ký lại rất đơn giản.

Đầu tư 4.600 điện thoại, 4 tháng sau kiếm được tận 10 tỷ: Người đàn ông tưởng

Công tố viên phụ trách vụ án cho biết: "Có một số lỗ hổng nhất định trong việc quản lý tài khoản của nền tảng phát trực tiếp". Người này cũng chưa thể xác định điện thoại di động trong vụ việc được mua ở đâu nhưng có "khả năng xảy ra các hoạt động bất hợp pháp trên thị trường tái chế điện thoại di động".

Ngoài Wang, 17 nghi phạm khác đang bị điều tra vì "vi phạm các quy định quốc gia, cố ý phát tán thông tin giả mạo trực tuyến thông qua các dịch vụ đăng tải để thu lợi nhuận và gây rối trật tự thị trường", theo cơ quan công tố địa phương.

Gian lận lưu lượng truy cập từ lâu đã là một vấn đề trên các nền tảng phát trực tiếp và trang web thương mại điện tử ở đại lục, khiến công chúng kêu gọi cần có quy định mới siết chặt.

"Đây rõ ràng không phải là trường hợp cá biệt", một nhà quan sát trực tuyến nhận định.

Nông trại điện thoại

Tại Việt Nam, hình thức tương tự "brushing" cũng không còn quá mới lạ, khi được biết đến với cái tên Phone Farm (trang trại điện thoại), phục vụ cho cộng đồng chuyên mua bán lượt tương tác trên mạng xã hội.

Giống như tăng tương tác trên luồng phát trực tiếp, Phone Farm còn được sử dụng để tăng số lượt xem và lượt click ảo trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, từ đó tạo hiệu ứng tăng chất lượng sản phẩm nhờ quan niệm càng có nhiều lượt xem, lượt thích, thì sản phẩm đó càng tốt.

Phone Farm sử dụng hàng loạt điện thoại cũ, được kết nối và nhận lệnh giống nhau, được lập trình để qua mặt sự truy quét của các nền tảng, qua đó được những người khởi sự kinh doanh tìm đến để tăng uy tín.

Tuy nhiên, cả Facebook, YouTube hay TikTok đều có chính sách cầm các công cụ tự động để tăng lượt xem và bình luận. Tài khoản vi phạm sẽ bị cấm sử dụng.


Theo Mạnh Kiên

Đời sống và Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên