MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây chính là 6 sai lầm ngớ ngẩn mà những người thông minh thường xuyên mắc phải trong đời

20-05-2017 - 18:55 PM | Sống

Nhà nghiên cứu Shane Frederick thuộc trường Đại học Yale cho biết, người thông minh thường có xu hướng mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn trong cuộc sống. Và dưới đây chính là 6 lỗi cơ bản mà họ thường xuyên gặp phải trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Thật tuyệt vời nếu bạn là một người thông minh, bởi đơn giản bạn có thể sử dụng trí thông minh của mình để sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm và kiếm được nhiều tiền hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có biết rằng những người thông minh lại thường mắc phải sai lầm ngớ ngẩn, đặc biệt là trong tình huống hết sức bình thường.

Cuối cùng, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã bắt đầu hiểu được nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này. Nhà khoa học Shane Frederick thuộc trường Đại học Yale là một trong những người đầu tiên tiến hành nghiên cứu về việc giải thích tại sao suy nghĩ hợp lý và trí thông minh thường không có xu hướng đi đôi với nhau.

Shane Frederick đã tiến hành khảo sát các câu hỏi trên rất nhiều người, thậm chí là những sinh viên thuộc các trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ như Harvard, Princeton, M.I.T… Kết quả là, hơn một nửa trong số các sinh viên này đã đưa ra câu trả lời sai. Thậm chí, ông còn khẳng định, ngay cả sinh viên tại một số trường đại học uy tín nhất trên thế giới cũng mắc phải những sai lầm vô cùng ngớ ngẩn này.

Shane Frederick giải thích: “Những người thông minh thường dễ mắc sai lầm vì những điểm mù trong cách họ sử dụng tư duy logic. Những điểm mù này luôn luôn tồn tại bởi họ thường có thái độ quá tự tin trong khả năng suy luận của mình. Nói cách khác, họ thường có khuynh hướng đưa ra câu trả lời nhanh mà ít đầu tư suy nghĩ nhiều vào câu trả lời đó”.

Theo nhà nghiên cứu Shane Frederick, dưới đây là một số lỗi ngớ ngẩn mà người thông minh thường xuyên mắc phải trong cuộc sống:

1. Người thông minh thường có xu hướng tự tin thái quá

Khi một người thông minh thường xuyên nhận được những lời tán dương từ đồng nghiệp hay nhà quản lý, dần dần họ sẽ hình thành cái tôi quá cao trong quan điểm và dẫn đến lối suy nghĩ tự tin thái quá. Đặc biệt, những người tự cho rằng, mình thông minh thường không nhận ra khi nào họ cần sự giúp đỡ hoặc nếu có họ sẽ tự cho rằng chẳng ai có thể đưa ra phương án tốt hơn của họ.

2. Họ luôn cho rằng bản thân mình đúng

Những người thông minh thường rất khó chấp nhận sự thật là họ đã sai vì họ luôn tin vào trí tuệ mà mọi người xung quanh tán dương. Nếu bạn cố gắng lập luận để cho thấy rằng quan điểm của họ là sai, họ có thể sẵn sàng coi đó là một hành động khiêu khích tại nơi làm việc bởi họ đã quá quen với việc ý kiến của họ luôn là số 1.

3. Họ thiếu chỉ số trí tuệ cảm xúc

Trong khi chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) thường không có bất kì một quy luật chung nào. Những người có chỉ số IQ trung bình nhưng lại hoàn toàn có khả năng sở hữu chỉ số cảm xúc EQ rất cao. Tuy nhiên, rất nhiều người có chỉ số IQ rất cao nhưng lại thiếu trầm trọng chỉ số trí tuệ cảm xúc.

Trong khi đó, chỉ số EQ chính là đơn vị để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người. Những người có chỉ số EQ cao là người có khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, do vậy họ thường có xu hướng trở thành những người lãnh đạo.

4. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp phải thất bại

Những người thông minh thường dễ bị rơi vào những cái bẫy của sự thất bại. Họ thường coi rằng đó là một dấu chấm hết của một sự việc. Bởi đơn giản sự thành công thường tạo cho con người kỳ vọng và thất bại là thứ thật khó để chấp nhận.

Ngược lại, đối với những người phải làm việc chăm chỉ để có được kết quả cuối cùng, họ lại có khả năng điều tiết cảm xúc và học cách đối phó với những thất bại. Họ phải bước từng bước chậm rãi nhưng lại học được nhiều điều mà những người thông mình không có.

5. Thiếu sự kiên nhẫn

Bản chất của những người thông minh thường đưa ra những suy nghĩ và giải pháp rất nhanh. Tuy nhiên, điều này lại khiến họ đánh mất sự kiên nhẫn trong cuộc sống. Họ có xu hướng làm nhiều việc và không muốn để thời gian chết. Bởi họ tin rằng, bản thân họ có thể suy nghĩ nhanh chóng và có cảm giác như họ đang làm được nhiều việc hơn những người khác.

6. Ít lắng nghe những quan điểm của người khác

Người thông minh thường có khuynh hướng đánh giá thấp ý kiến của người khác. Nói cách khác, họ không thực sự tin tưởng vào những phản hồi hay quan điểm của mọi người xung quanh. Xu hướng này không chỉ cản trở sự phát triển và hiệu suất làm việc của chính họ mà còn dẫn đến sự yếu kém trong các mối quan hệ cá nhân, công việc và tác phong chuyên nghiệp trong cuộc sống.

Nguyễn Nguyễn

CNBC

Trở lên trên