MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là cách Chanel xây dựng đế chế kinh doanh 10 tỷ USD dưới thời huyền thoại Karl Lagerfeld

20-02-2019 - 09:48 AM | Tài chính quốc tế

Khi Karl Lagerfeld bắt đầu thiết kế quần áo cho Chanel năm 1983, ông đứng giữa một đế chế thời trang đang vật lộn với khoảng trống lớn sau cái chết của nhà sáng lập.

Lagerfeld, người qua đời ở tuổi 85 hôm 19/2, được gọi là người góp công lớn cho việc xây dựng đế chế Chanel như ngày nay. Phát huy những gì nhà sáng lập Gabrielle Chanel để lại, Lagerfeld điều chỉnh và đưa chúng trở nên phổ biến thế giới. Những giá trị mà Lagerfeld mang lại cho Chanel là điều không thể bàn cãi.

Ở thời điểm hiện tại, dưới bàn tay của Lagerfeld, Chanel đã phát triển từ một thương hiệu được yêu mến thành cỗ máy thời trang toàn cầu trị giá 10 tỷ USD, thương hiện định nghĩa sự xa xỉ và vẻ đẹp được khao khát trong đế chế thời trang.

Tuy nhiên, Lagerfeld càng mang lại cho Chanel nhiều giá trị bao nhiêu thì sự ra đi của ông lại càng trở nên khó khăn cho thương hiệu này bấy nhiêu. Nó cũng khó như lúc nhà sáng lập Coco Chanel ra đi, để lại đế chế này vào năm 1983.

Những thành tựu của Lagerfeld đã trở thành cái bóng quá lớn cho người đi sau. Alain và Gérard Wertheimer, chủ sở hữu của Chanel, chọn Virginie Viard, một người từng nhiều năm làm việc với huyền thoại Lagerfeld trong việc tìm ra đường lối phát triển tiếp theo cho thương hiệu thời trang này. Tuy nhiên, không ít tín đồ của Chanel đặt câu hỏi Viard sẽ mang lại một cuộc cách mạng mới hay mãi không thể thoát khỏi cái bóng của Lagerfeld.

Karl Lagerfeld đóng góp lần đầu cho Chanel vào năm 1983 với bộ sưu tập thời trang cao cấp. Nhà thiết kế huyền thoại lần đầu tới Paris năm 1950 cùng mẹ. Chính tại thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp, Lagerfeld đầu quân cho nhiều hãng thời trang trước khi gia nhập Chanel. Mô tả hình ảnh của Chanel lúc đó là "tĩnh", Lagerfeld nhìn sâu hơn vào lịch sử thương hiệu để lấy cảm hứng.

Tại Chanel, Lagerfeld phụ trách việc đảm bảo cho hình ảnh xa xỉ của thương hiệu này với những chiếc túi xách giá hàng nghìn USD. Tuy nhiên, nước hoa và sơn móng tay của họ có thể được tiếp cận bởi bất cứ ai. Do những đòi hỏi phức tạp trong việc chế tạo trang phục, Chanel đã đầu tư và hỗ trợ chi phí cho việc làm thủ công, từ xưởng thêu đến những thợ may chuyên nghiệp. Tuy nhiên, năm 1984, Lagerfeld cho ra mắt triển lãm hàng may sẵn đầu tiên.

Lagerfeld giám sát tới 8 bộ sưu tập Chanel được ra mắt mỗi năm: Mùa xuân, mùa thu, đồ trượt tuyết, đồ thời trang cao cấp…. Thậm chí, Lagerfeld vẫn có thể duy trì hoạt động của thương hiệu thời trang Italy Fendi SpA, chuyên may đo theo yêu cầu, của riêng mình. Ông có một danh sách khách hàng bao gồm các ngôi sao điện ảnh và những ca sĩ danh tiếng.

"Chúng ta đã mất một nhà sáng tạo thiên tài, người giúp biến Paris trở thành thủ phủ thời trang thế giới", ông Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm CEO của hãng thời trang cao cấp LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton, cho biết trong một tuyên bố.

Tháng trước, sự vắng mặt của nhà thiết kế huyền thoại trong một show của Chanel thu hút nhiều sự chú ý hơn so với những bộ trang phục trên sàn diễn. Tuy nhiên, người ta cũng không nói quá nhiều về tình trạng của Lagerfeld và nhanh chóng trở lại với chủ đề chính, tương lai Chanel.

Trong ngày 21/2, Chanel sẽ tiếp tục giới thiệu bộ sưu tập mới nhất của Lagerfeld, theo đúng lịch trình đã định. Phía Chanel cũng không muốn nói quá nhiều về người sẽ nối gót ông Lagerfeld mà tập trung tôn vinh cuộc đời của nhà thiết kế tài ba.

Linh Anh

Bloombeg

Trở lên trên