Bay lên quỹ đạo trên những chiếc tàu chưa được thử nghiệm, các tỷ phú đang "chơi tất tay" trong cuộc đua không gian
Hình ảnh chiếc tàu vũ trụ bị thả rơi trước khi khai hỏa, đưa tỷ phú Richard Branson cùng 3 người khác vào rìa không gian đã chính thức đẩy cuộc chiến trong ngành công nghiệp này lên một nấc thang mới.
- 12-07-2021Tỷ phú Richard Branson đi vào lịch sử khi trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tàu của chính mình
- 11-07-2021Vượt mặt Jeff Bezos, tỷ phú Richard Branson chính thức lên đường bay vào vũ trụ
- 02-07-2021Cuộc đua 'tìm đường' lên vũ trụ nóng hơn bao giờ hết: Richard Branson tuyên bố sẽ đặt chân đến không gian vào ngày 11/7
- 05-06-2021Tàu vũ trụ Starship của Elon Musk "lọt mắt xanh" Bộ Quốc phòng Mỹ nhưng nhiệm vụ của nó ở trên trái đất
- 15-05-2021Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh xuống sao Hỏa, cuộc đối đầu Mỹ - Trung lan tới hành tinh Đỏ
Chuyến bay lịch sử trong thời khắc lịch sử
Vài giờ trước khi Đội tuyển bóng đá Anh thi đấu trận chung kết Euro 2020 với Đội tuyển Italy, thế giới đổ dồn sự chú ý vào một người Anh khác. Đó là tỷ phú Richard Branson, người chuẩn bị được ghi tên vào lịch sử khi trở thành người đầu tiên bay vào không gian với chiếc tàu do công ty của mình phát triển.
Đúng 21h40 theo giờ Hà Nội (ngày 11/7), chiếc máy bay SpaceShipTwo lăn bánh rời đường băng, đưa tàu vũ trụ V.S.S Unity lên độ cao cần thiết để khai hỏa động cơ, phóng vào rìa vũ trụ. Trên tàu có sự hiện diện của tỷ phú Branson cùng các nhân viên của Virgin Galactic là Beth Moses, Colin Bennett và Sirisha Bandla. Chuyến bay diễn ra thuận lợi, đánh một dấu kết đẹp cho mong ước nhiều năm qua của ông Branson.
Năm 2004, Branson thành lập Virgin Galactic với mục đích phục vụ những khách ưa du lịch mạo hiểm bằng những chuyến bay tới rìa không gian và quay trở lại. Thời điểm đó, vị tỷ phú người Anh nghĩ rằng chuyến bay đầu tiên có thể cất cánh sau đó chừng 2 tới 3 năm. Tuy nhiên, kế hoạch kéo dài hơn tới 17 năm sau.
Bay vào vũ trụ có lẽ là ước mơ nổi bật nhất của những người cùng thời với tỷ phú Branson. Sinh năm 1950, ông lớn lên trong thời kỳ cuộc đua vũ trụ giữa Liên Xô và Mỹ trở nên cam go nhất. Đó cũng là thời điểm mà những thành tựu chinh phục không gian là chủ để chính của rất nhiều câu chuyện, không chỉ trên mặt báo, mà còn giữa đời thường.
Ở độ cao hơn 80 km so với mực nước biển, tỷ phú Branson gửi lời nhắn tới trái đất và trọng tâm của lời nhắn là trẻ em. "Gửi những em nhỏ trên khắp thế giới. Tôi từng là một đứa trẻ, có ước mơ khi nhìn lên những vì sao. Bây giờ, tôi là người lớn trên một con tàu vũ trụ. Nếu tôi đã làm được điều này, hãy tưởng tượng xem các cháu sẽ làm được những gì", Branson nói.
Màn cược tất tay của các tỷ phú khét tiếng
Tuy nhiên, đằng sau nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ của vị tỷ phú người Anh, một cuộc đua khác cũng được thổi bùng lên. Đây không phải cuộc đua của các quốc gia như những gì diễn ra hơn nửa thế kỷ trước mà là cuộc đua của các tỷ phú đương thời, những người sở hữu trong tay số tài sản khổng lồ so với phần còn lại của thế giới.
Du lịch không gian đang dần trở thành một ngành kinh doanh khả thi. Trong cuộc đua ấy, dẫn đầu là Elon Musk, người đi vào lịch sử khi dùng tàu vũ trụ tư nhân tái sử dụng đưa các phi hành gia lên trạm ISS. Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi Sứ mệnh của các tàu con thoi kết thúc, người Mỹ tự đưa phi hành gia lên vũ trụ thay vì phải phải cậy nhờ người Nga.
Tuy nhiên, cuộc đua đó còn có tỷ phú Branson và người đàn ông giàu nhất hành tinh Jeff Bezos. Chuyến bay của Branson diễn ra chỉ 9 ngày trước khi Jeff Bezos bước lên tàu vũ trụ Blue Origin của mình để bay vào không gian. Dù đi sau nhưng Bezos không chịu thua kém bởi chuyến bay này có một hành khách đã trả gần 30 triệu USD.
Trên chuyến bay của Blue Origin còn có sự hiện diện của Bezos và em trai ông. Nó gần như là sự đảm bảo cho sự thành công của hành trình. Ở thời điểm hiện tại, tài sản của Bezos đã vượt 210 tỷ USD, một kỷ lục mới về sự giàu có của thế giới hiện đại.
Victoria Samson của Secure World Foundation nói rằng việc các tỷ phú tự mình bước chân lên những con tàu vũ trụ mà họ phát triển đã định hình cuộc chơi theo một cách hoàn toàn khác. Hiện tại, mục đích của cả Virgin Galactic lẫn Blue Origin đều chỉ là những chuyến bay tới rìa không gian. Chúng không thể thực hiện các lộ trình như các tàu vũ trụ của SpaceX đã làm được.
Tuy nhiên, độ cao này cũng có những hành khách đặc biệt của nó. Không phải ai cũng đủ thể lực để thực hiện các chuyến đi lên tới ISS hay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Việc trải nghiệm cảm giác không trọng lượng kéo dài nhiều ngày cũng không phải là điều hấp dẫn những người có tiền ngay cả khi họ không tiếc tay chi tiền để bay vào không gian.
Trái ngược lại, những chuyến bay tới rìa vũ trụ, vốn có giá thành rẻ hơn, chắc chắn sẽ làm thỏa mãn nhiều người vì trải nghiệm độc đáo nó mang lại. Ngoài ra, việc các chuyến bay không quá dài giúp nhiều người có thể tham gia hơn, mở rộng đối tượng khách hàng cho ngành công nghiệp đặc biệt này.
Trong khi đó, dường như Jeff Bezos còn muốn tiến xa hơn nữa trong cuộc đua không gian và đối thủ của ông là SpaceX của Elon Musk. Hai người đàn ông này đã có một lịch sử tranh đấu kéo dài nhiều năm nhằm vượt lên trong việc phát triển lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho thấy Elon Musk bỏ khá xa đối thủ.
Trong khi Blue Origin vẫn đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên vào rìa trái đất, Elon Musk đang chuẩn bị cho sứ mệnh chinh phục Hành tinh Đỏ. Vị tỷ phú này cũng đang phát triển tàu vũ trụ có thể đưa con người đi nửa vòng trái đất chỉ trong 30 phút. Nếu thành công, Elon Musk không chỉ tạo ra cuộc cách mạng không gian mà còn nới rộng khoảng cách với đối thủ.