Đây là đồng tiền có diễn biến tốt nhất thế giới nhưng không ai tin vào nó
Đồng nội tệ của Azerbaijan đã mất tới 10 năm liên tục tăng giá để xây dựng được lòng tin của nhà đầu tư, nhưng chỉ cần 2 đợt phá giá đã khiến mọi thứ “tan thành mây khói”.
- 10-03-2017Căng thẳng Trung - Hàn có thể ảnh hưởng đến tất cả các đồng tiền trong thị trường mới nổi châu Á
- 04-01-2017Đây là đồng tiền tệ nhất ở Đông Nam Á năm 2016
- 27-10-2016Nhìn vào đồng tiền này để biết Trump hay Clinton sẽ chiến thắng
Bất chấp đà tăng mà đã khiến manat trở thành đồng tiền có diễn biến tốt nhất trên thế giới kể từ tháng 2 đến nay, thị trường tài chính Azerbaijan vẫn không bị thuyết phục. Chút niềm tin ít ỏi mà nhà đầu tư còn dành cho đồng tiền này đã nhanh chóng tan biến sau khi tỷ giá biến động quá mạnh năm 2016.
“Tôi không có USD, nhưng nếu có thì thì tôi cũng sẽ không đổi chúng ra manat bởi đó không phải là một đồng tiền đáng tin cậy”, Tatyana Kryuchkina – người đang làm kế toán cho 1 công ty tư nhân – nói. “Đồng manat đã tiếp tục mất giá trong năm ngoái, bất chấp đã bị phá giá 2 lần”.
Việc đồng manat tăng giá trở lại trong thời gian gần đây lại được coi là 1 biểu hiện cho thấy sự rời rạc giữa một nền kinh tế đang hồi phục sau quý suy giảm lần đầu tiên trong 2 thập kỷ và tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số. Chính sách của NHTW lại thiếu mạch lạc, nhất quán.
“Phần lớn người dân tin là đồng manat chỉ tăng giá tạm thời, do ảnh hưởng của một số yếu tố màu vụ”, các chuyên gia phân tích Alexander Golinsky và Rodion Lomivorotov của ngân hàng Sberbank CIB nhận định. “Nhiều người dự đoán trong 6 tháng cuối năm, đồng manat sẽ lại giảm giá, đặc biệt nếu như giá dầu tiếp tục giảm”.
Kể từ tháng 1, đồng nội tệ của nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 trong khối Liên Xô cũ đã đi ngược lại xu hướng giá dầu. Dầu thô biển Bắc giảm 10% nhưng đồng manat đã tăng 13%, đánh bại đà tăng của các đồng lari của Georgia và peso Mexico.
Diễn biến đồng manat của Azerbaijan. Nguồn: Bloomberg.
Người Azerbaijan giữ phần lớn tiền tiết kiệm dưới dạng ngoại tệ. Tỷ trọng tiết kiệm bằng USD đã tăng từ mức 79,6% hồi cuối năm ngoái lên 81,3% trong tháng 1, theo số liệu từ NHTW.
“Theo Paul Gamble, một lãnh đạo của Fitch Ratings, tình trạng đôla hóa tiền gửi là dấu hiệu cho thấy người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ. Mức độ đã tăng mạnh sau các đợt phá giá và đến nay vẫn giữ ở mức cao”.
Năm 2015, do giá dầu giảm mạnh, Azerbaijan đã “đốt cháy” hơn 2/3 dự trữ ngoại hối để hỗ trợ cho đồng manat trước khi chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Để giảm bớt áp lực, tháng 9/2015, NHTW nước này đã tăng lãi suất cơ bản thêm 5,5%, lên 15%. Đến tháng 1 vừa qua, Azerbaijan mới dỡ bỏ biên độ tỷ giá 4%.
Vladimir Osakovskiy, chuyên gia kinh tế trưởng tại Bank of America chi nhánh Moscow, cho rằng đồng manat vẫn còn dư địa để hồi phục. Chính phủ nước này dường như không muốn xây dựng lại kho dự trữ ngoại hối mà thiên về bảo vệ giá trị của đồng manat trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang gặp rắc rối.
Một nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến đồng manat là cán cân vãng lai của Azerbaijan được dự báo sẽ quay trở lại trạng thái thặng dư vào năm 2018, theo chuyên gia của Fitch.
Nhưng đó là chuyện của tương lai. Còn hiện nay, niềm tin vào đồng manat đang rất thấp.