Đây là hiện tượng rất dễ gặp trong tiết trời nắng nóng cực điểm, cần làm ngay điều này để tránh nguy cơ đột quỵ, tử vong
Sốc nhiệt là chuyện như cơm bữa trong những ngày nắng nóng cực điểm. Phòng chống sốc nhiệt cũng như nhận ra dấu hiệu để tiến hành ứng phó kịp thời là điều bạn cần trang bị lúc này.
- 30-05-2021Ăn hồng xiêm nóng hay mát? Mùa hè ăn hồng xiêm có tốt không?
- 30-05-20212 mối nguy hiểm khi dùng dầu thực vật sai cách, biến món ăn trở nên độc hại và là "thủ phạm" gây bệnh ung thư
- 27-05-20212 loại rau củ quen thuộc nếu ăn sống có thể gây rối loạn nhịp tim, loãng xương, thậm chí đột tử
Sốc nhiệt - Chuyện thường gặp vào những ngày nắng nóng cực điểm
Hà Nội cùng toàn khu vực miền Bắc, miền Trung đang trải qua những ngày nắng nóng cực điểm, như hôm nay, nhiệt độ trong ngày lên đến 39 độ C. Một số nơi thậm chí có nhiệt độ trên 40 độ C như Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ số tia UV cực đại tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung trong hôm nay và những ngày tới ở ngưỡng gây nguy hại rất cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp dưới nắng. Thậm chí, đây còn được đánh giá là đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu mùa đến nay.
Hà Nội cùng toàn khu vực miền Bắc, miền Trung đang trải qua những ngày nắng nóng cực điểm, như hôm nay, nhiệt độ trong ngày lên đến 39 độ C.
Trước tình hình đó, giới chuyên gia khuyến cáo người dân cần bôi kem chống nắng, trang bị quần áo, mũ kính, hạn chế ra đường để hạn chế nguy cơ sốc nhiệt do nắng nóng cực điểm .
Nói là vậy nhưng luôn có những những trường hợp ngoại lệ, nhất là trong khi dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp tại nước ta, như y bác sĩ, nhân viên y tế phải làm việc dưới tiết trời nắng nóng trên 39 độ C trong vùng tâm dịch, người nông dân đến mùa gặt hái và thu hoạch nông sản... Lúc này, nguy cơ bị sốc nhiệt là điều khó tránh.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi bị sốc nhiệt, bệnh nhân có thể bị tổn thương não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt thường là rối loạn nhẹ liên quan đến nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và kiệt sức vì nóng. Ngoài ra, sốc nhiệt còn có các triệu chứng khác, bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.
Chuyên gia đặc biệt cảnh báo, sốc nhiệt có thể không có dấu hiệu báo trước. Do đó, việc nhanh chóng nhận biết người có nguy cơ, dấu hiệu sốc nhiệt là điều bất cứ ai cũng nên trang bị để cứu sống mạng người, nhất là trong tình hình khó khăn hiện tại của đất nước.
Sơ cứu đúng cách khi bị sốc nhiệt, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi bị sốc nhiệt, bạn cần nhanh chóng làm những bước sau để cứu sống mạng người kịp thời:
- Gọi 115 ngay lập tức để xe cấp cứu đến càng sớm càng tốt.
- Tiến hành làm mát cho nạn nhân trong thời gian chờ đợi cấp cứu bằng cách:
+ Dìu nạn nhân vào bóng râm hoặc vào trong nhà, ở nơi thoáng đãng.
+ Cởi bỏ bớt quần áo trên người nạn nhân để cơ thể được thông thoáng hơn.
Tiến hành làm mát cho nạn nhân trong thời gian chờ đợi cấp cứu.
+ Lấy khăn nhúng nước áp vào người hoặc sử dụng bình xịt, xịt nước mát lên người để làm mát cơ thể.
+ Cho nạn nhân uống nước lọc mát hoặc các loại đồ uống mát không có cồn và caffeine nếu có thể uống được.
- Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động. Cách thực hiện như sau: Nâng đầu bệnh nhân ngả về phía sau để thông khí đạo và ép nén ngực nạn nhân 30 lần ngay tức thời, sau đó tiếp hơi thở bằng miệng 2 lần, cứ như thế mà tiếp tục thực hiện xen kẽ với nhau.
- Sau khi hạ nhiệt tại nhà, không được chủ quan không cần đến bệnh viện. Bệnh nhân vẫn cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm, chụp chiếu… để có phương pháp điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
Chuyên gia khuyến cáo thêm, để phòng ngừa sốc nhiệt, chúng ta cần tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động quá sức trong những ngày thời tiết ẩm nóng. Nếu phải hoạt động nhiều vào những ngày nắng nóng, bạn cần uống nhiều nước , trong đó không chỉ là nước lọc mà có thể sử dụng các thức uống thể thao bù muối và chất khoáng. Tránh sử dụng các loại nước giải khát có đường, cồn và caffeine vì có khả năng làm mất nước.
Nếu phải hoạt động nhiều vào những ngày nắng nóng, bạn cần uống nhiều nước.
Nhất là những người thường xuyên làm việc dưới tiết trời nắng nóng, làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời như các y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu, nông dân, công nhân căng mình hoàn thành công việc dưới nhiệt độ gay gắt... cần bổ sung chất điện giải và nước cho cơ thể kịp thời vì đổ mồ hôi nhiều sẽ gây mất nước.
Tuy nhiên cần chú ý không hạ nhiệt nhanh bằng nước đá. Việc làm này không những không làm mát cơ thể mà còn khiến tim đập loạn nhịp, gây viêm họng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hoặc nhiều người còn tắm ngay khi cơ thể đang đầm đìa mồ hôi là cực sai lầm, có thể dẫn đến đột quỵ, gây nguy hiểm tính mạng.
Pháp luật và Bạn đọc