Đây là loại thịt được chứng minh bổ gấp 3 lần thịt gà, Đông y gọi là "tiên dược" vì chữa rất nhanh 2 loại bệnh nhưng nhiều người Việt vẫn sợ không dám ăn
Trong Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, có tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và trị bệnh đái tháo đường. Bạn có thể chế biến thịt thỏ theo những cách sau để chữa bệnh.
- 06-09-2020Bỏ được thuốc lá sau 1 tuần nhờ làm việc này trong khi ngủ, tôi chợt nhận ra hàng loạt lợi ích của việc cơ thể được nghỉ ngơi
- 04-09-2020Thói quen xấu 80% người trẻ mắc phải này đang vô tình dẫn đến tình trạng não tự “ăn thịt” chính mình: Điều chỉnh ngay kẻo hậu quả khôn lường!
- 04-09-2020Nghiên cứu mới: Phụ nữ đặc biệt lưu ý, trầm cảm trước sinh có thể làm thay đổi bộ não đang phát triển của thai nhi
Có một thực phẩm được mệnh danh là "vua của các loại thịt" đó chính là thịt thỏ . Kể từ năm 3.000 TCN, thịt thỏ đã được dùng để bồi bổ cho những thủy thủ châu Âu. Ở Châu Á, mãi đến thế kỷ 18 thịt thỏ mới xuất hiện nhưng sớm nhận được sự yêu thích bởi loại thịt này trắng hồng, mềm, thơm hơn rất nhiều loại thịt khác.
Có một thực phẩm được mệnh danh là "vua của các loại thịt" đó chính là thịt thỏ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, thịt thỏ tốt cho sức khỏe hơn cả thịt gà, thịt bò, thịt heo. Trong một miếng thịt thỏ chứa 38,4% nước, 11,8% protit, 4,4% lipit, 11,6mg% canxi, 123,2mg% phốt pho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP. Đáng nói, một chiếc đùi thỏ có thể cung cấp 30% omega-3 nhu cầu trong ngày (cao gấp 3 lần các loại thịt khác) và hầu như không có cholesterol.
Nói về thịt thỏ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết đây thực sự là một món ăn ngon miệng và đem lại nhiều dinh dưỡng. Trong Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, có tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và trị bệnh đái tháo đường . Bạn có thể chế biến thịt thỏ theo những cách sau để chữa bệnh.
4 món ăn/bài thuốc từ thịt thỏ
1. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Cách làm: Câu kỷ tử 15g, thịt thỏ 250g. Cho vào nồi rồi đổ nước hầm nhỏ lửa cho đến khi thỏ chín thì cho thêm gia vị… Ăn một lần trong ngày, dùng 10 ngày một đợt.
Hoặc: Thịt thỏ hầm với một số vị thuốc nam như thục địa, đương quy, xuyên khung, xích thược, hoàng kỳ, gia vị vừa đủ ăn tuần vài lần cho tác dụng.
Thịt thỏ có thể trở thành nguyên liệu để trị bệnh đái tháo đường.
2. Điều trị suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh
Cách làm: Chuẩn bị thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu (20g), dùng nóng. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, cứ 10 ngày là một liệu trình. Có thể nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho đến khi phục hồi sức khỏe.
Hoặc: Thịt thỏ 120g, đảng sâm 30g, sơn dược 30g, táo đỏ 30g, câu kỷ tử 15g cùng với hành, gừng, rượu vang, muối. Đem các nguyên liệu trên đi nấu thành canh ăn. Khi ăn thì bỏ hành, gừng, ăn thịt thỏ uống nước canh.
3. Bồi bổ cho bà bầu, thai nhi
Cách làm: Thịt thỏ vốn chứa một lượng canxi, phốt pho tương đối cao, có thể phát triển hệ thần kinh bào thai, cải thiện sức khỏe bà bầu. Mẹ bầu có thể chế biến các món ăn từ thịt thỏ sẽ có tác dụng dưỡng thai.
Mẹ bầu có thể chế biến các món ăn từ thịt thỏ sẽ có tác dụng dưỡng thai.
4. Bổ máu
Thịt thỏ chứa nhiều vitamin B12, rất cần thiết cho người thiếu máu, bồi bổ hệ thần kinh. Ngoài ra, thịt thỏ còn chứa nhiều sắt, vitamin B… vô cùng tốt cho người cao niên, phụ nữ sau sinh. Những người thiếu máu có thể ăn những món ăn từ thịt thỏ để cải thiện, ví dụ như thịt thỏ xào xả ớt, thịt thỏ nướng, thịt thỏ sốt vang, thỏ xào lăn.
Một số lưu ý khi ăn thịt thỏ
Ăn thịt thỏ có thể xảy ra tác dụng phụ, có một số người không nên ăn là người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục.
Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với các loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy. Cần tránh ăn thịt thỏ cùng củ cải, rau cải vì dễ trúng độc.
Trí thức trẻ