MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là lý do vì sao giới kinh tế lại ủng hộ Brexit

06-06-2016 - 19:08 PM | Tài chính quốc tế

Trong mối quan hệ thương mại, EU là vật cản đối với Anh nhiều hơn là động lực.

Clare Staffell là giám đốc điều hành tại tập đoàn Schmolz + Bickenbach trụ sở Anh. Với vai trò vừa là nhà sản xuất đồng thời phân phối, tập đoàn thép hàng đầu thế giới nhập khẩu nguyên vật liệu từ Pháp và Đức suốt 4 thập kỷ nay.

Thép giá rẻ từ Trung Quốc đã đẩy ngành thép châu Âu vào khủng hoảng. Thêm vào đó, quá trình hợp nhất hai chi nhánh lớn thành một tại Oldbury cũng đem lại nhiều xáo trộn trong công ty.

Tuy nhiên Staffell vẫn khẳng định công ty không lo lắng gì về Brexit.

Người phụ nữ 65 tuổi vẫn còn nhớ như in ngày Britain gia nhập cộng đồng kinh tế châu Âu EEC năm 1973. Đến hôm nay nhìn lại những gì đổi thay trong suốt chặng đường 40 năm qua, bà cảm thấy thất vọng với Thủ tướng David Cameron sau khi ông trở về từ Brussels.


Cựu Thủ tướng - Ted Heath ký vào Hiệp ức thị trường chung tại Brussels, Bỉ năm 1972. Phía bên tay phải của ông là Bộ trưởng Ngoại giao - Alec Douglas Home. Ảnh: REX

Cựu Thủ tướng - Ted Heath ký vào Hiệp ức thị trường chung tại Brussels, Bỉ năm 1972. Phía bên tay phải của ông là Bộ trưởng Ngoại giao - Alec Douglas Home. Ảnh: REX

“Khi chúng tôi bỏ phiếu thuận cho gia nhập EEC, chúng tôi ủng hộ cho một hiệp định thương mại. Nhưng chẳng mấy chốc thứ hiệp định đó đã không còn là hiệp định thương mại, nó là một cuộc chạy đua vào liên minh chính trị. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi đã trao tương lai của mình cho những vị quan liêu tại Brussels mà biết rất ít về họ.”

Staffell cũng cảm thấy nỗ lực của chính phủ nhằm thuyết phục người Anh ở lại chỉ là một hành động dối trá.

“Nếu họ đã gọi đó là cuộc trưng cầu dân ý, họ sẽ phải nói rằng, quyết định đi hay ở là tùy thuộc vào người dân và cho dù đó là quyết định như thế nào thì chúng tôi cũng có bản kế hoạch hành động cho từng quyết định đó. Tuy nhiên họ không làm như vậy và nếu Brexit trở thành thảm họa họ sẽ nói đó là lỗi lầm của người dân vì người dân bảo chúng tôi phải làm như vậy.” Bà nói.

Nhiều cơ quan uy tín cũng đưa ra những ý kiến trái chiều. Ngân hàng Anh (Bank of England) cho biết bảng Anh sẽ giảm mạnh nếu người Anh bỏ phiếu ủng hộ rời EU. Viện nghiên cứu kinh tế xã hội quốc gia tin rằng bảng Anh có thể xuống dưới mức ngang giá với đồng EUR nếu Anh không đảm bảo duy trì thương mại tự do với EU.


Brexit sẽ làm đồng bảng giảm xuống dưới mức ngang giá so với đồng EUR

Brexit sẽ làm đồng bảng giảm xuống dưới mức ngang giá so với đồng EUR

Trong khi điều này có thể ảnh hưởng đến chi nhánh Schmolz + Bickenbach tại Anh, do công ty này thường xuyên phải nhập về khoảng 3 triệu EUR thép mỗi tháng từ Pháp và Đức, Staffell cho biết trên thực tế việc nhập và xuất ra nhiều quốc gia khác nhau làm ảnh hưởng rủi ro tiền tệ giảm dần.

“Chúng tôi vẫn thường để biên động giao động trong tỷ giá hối đoái. Điều đó không thay đổi nếu Britain rời EU.”

Mặc dù Staffell không thể đại diện cho cả một tập đoàn với 2,7 tỷ EUR lợi nhuận quay vòng mỗi năm và 9000 nhân viên, nhưng bà cho thấy tình hình thị trường hiện tại theo quan sát của người mua.

“Công ty mẹ Schmolz + Bickenbach muốn chúng tôi xuất khẩu thép ra thị trường UK và họ biết có một nguồn cầu tại đây, do đó chúng tôi không lo lắng lắm.”

Britain lạc quan bao nhiêu, EU bi quan bấy nhiêu

Đối với các doanh nghiệp thương mại, ủng hộ Brexit là con đường đến với tương lai tươi sáng. Dù gì, Britain cũng là nền kinh tế lớn thứ 2 tại EU và thứ 5 trên thế giới.

Guy Schanschieff – đồng sáng lập Bambino Mio cũng đồng quan điểm trên.

Ngành kinh doanh của anh là sản xuất các sản phẩm cho trẻ em, xuất khẩu hàng triệu tã lót đến các hộ gia đình tại 50 thị trường toàn cầu mỗi năm.

Schanschieff hợp tác với nhiều nhà xưởng tại Lithuania và Trung Quốc nhưng anh tin rằng Britain sẽ là địa điểm lý tưởng hơn nếu có thương mại tự do khi nó đã rời khỏi EU.

Hiệp định thương mại sắp tới với các quốc gia Nam Mỹ bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay, Venezuela là ví dụ điển hình cho thấy EU là vật cản nhiều hơn là đông lực dành cho Britain. Schanschieff nhận định.

Cuộc đàm phán bị kéo từ năm 1999 và chính thức chấm dứt năm 2004. Kể từ sau khi nối lại đàm phán năm 2010, 9 vòng đám phán đã được thực hiện; mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia cho thấy một vài tiến bộ. Người nông dân Pháp luôn phủ quyết hiệp định này do giá thịt và sữa vẫn đang ở mức cao giả tạo, một khi Argentina và Brazil tham gia và hiệp định thương mại tự do được ký kết, Pháp sẽ bị đánh bật khỏi thị trường.

Trong khi Brexit sẽ gây khó khăn cho công việc kinh doanh của Schanschieff trong ngắn hạn đặc biệt là khi đồng bảng giảm mạnh, nhưng anh tin rằng lợi ích dài hạn sẽ rất lớn và là vấn đề cần quan tâm hơn.

Schanschieff bỏ ngoài tai những lời dự báo của Bộ tài chính. Anh tin rằng Britain sẽ đạt được điểm mới trong tiến trình đàm phán thương mại. Hồi tháng 3, CBI cho biết 80% thành viên bao gồm 71% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin rằng ở lại khối là tốt nhất cho việc kinh doanh. Gần đây, phòng thương mại Anh (BCC) cho biết 54,1% doanh nghiệp ủng hộ ở lại. Tuy nhiên, nhóm ủng hộ đã trở nên uể oải kể từ sau khi ông Cameron trở về từ Brussels hồi tháng 2.

Khảo sát của BCC với hơn 2000 doanh nghiệp cho thấy người ủng hộ ở lại đã giảm từ 60% trong tháng 2 xuống còn 54% trong tháng 4, trong khi người ủng hộ rời đi tăng từ 30% lên 37% sau hai tháng.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng tỏ ra hoài nghi về việc rời khỏi EU sẽ là thảm họa cho Britain.

Cuộc bỏ phiếu của Hội đồng thành viên nhóm doanh nghiệp FTSE 350 tháng trước cho thấy 43% Brexit sẽ là mối nguy tiềm tàng thay vì 70% trong cuối năm ngoái.

Nhóm ngành nhỏ ủng hộ Brexit hơn cả. BCC cho thấy 42,1% doanh nghiệp có ít hơn 10 nhân viên mong muốn rời EU. Những người ủng hộ rời đi cho biết các doanh nghiệp lớn có vai trò áp đảo trong những cuộc tranh luận trong khi tiếng nói của họ thì không được lắng nghe.

Từ đầu năm 2015, có 5,4 triệu doanh nghiệp cá nhân tại Britain, trong đó 99,3% là doanh nghiệp nhỏ dưới 50 nahan viên. Năm ngoái, tổng lợi nhuận nhóm này là 1.800 tỷ bảng Anh, chiếm 47% lợi nhuận khối doanh nghiệp cá nhân.

Anh Sa

The Telegraph

Trở lên trên