MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đây là ngành đầu tư khiến Trung Quốc rót hàng tỷ USD vào Việt Nam nhưng lợi ích cho phát triển bền vững là một dấu hỏi

Việt Nam có công suất điện than được cam kết đầu tư đứng thứ hai sau Bangladesh. Tổng giá trị đầu tư được tài trợ cho các nhà máy này lên đến 3,6 tỷ USD, xếp thứ tư.

Trung Quốc đang được gọi là "người cho vay cuối cùng" đối với các dự án nhiệt điện than, theo Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích tài chính (IEEFA).

Báo cáo mới nhất của viện này mang tên: "Trung Quốc ở ngã tư đường: Liên tục hỗ trợ điện than làm suy yếu vai trò đi đầu của năng lượng sạch Trung Quốc" cho biết các tổ chức tài chính của nước này đã cam kết hoặc đầu tư cho 102 GW trong tổng số 399 GW, tương đương 1/4 công suất nhiệt điện than bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Đây là ngành đầu tư khiến Trung Quốc rót hàng tỷ USD vào Việt Nam nhưng lợi ích cho phát triển bền vững là một dấu hỏi - Ảnh 1.

Hoạt động này bao gồm cả đầu tư vào xuất khẩu than, nhà máy nhiệt điện than, cơ sở hạ tầng đường sắt và cảng liên quan. Tổng số tiền tài trợ lên gần 36 tỷ USD.

Bangladesh đứng đầu danh sách nhận tài trợ từ Trung Quốc với số tiền lên đến 7 tỷ USD cho 14GW, tiếp theo đó là Việt Nam, Nam Phi, Pakistan và Indonesia.

Đứng thứ hai trong danh sách các nước có dự án nhiệt điện than nhận đầu tư từ Trung Quốc với 13.380 MW, Việt Nam xếp thứ 4 về tổng giá trị khi số tiền được cam kết là 3,6 tỷ USD, tính đến tháng 7/2018.

Trong số đó, 4.800 MW đang trong quá trình xây dựng, 3.000 MW đã được cấp phép. 5.580 MW (tương đương 42% còn lại) đã được Trung Quốc cam kết tài trợ.

Đây là ngành đầu tư khiến Trung Quốc rót hàng tỷ USD vào Việt Nam nhưng lợi ích cho phát triển bền vững là một dấu hỏi - Ảnh 2.

Các dự án đề xuất tại Việt Nam thường là Hợp đồng EPC (thiết kế cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) hoặc BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Điều này khác với Bangladesh, liên quan đến sở hữu chung. Tổng cộng, các công ty EPC Trung Quốc đã xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.

Melissa Brown, đồng tác giả báo cáo và là chuyên gia tư vấn tài chính năng lượng của IEEFA cho biết 27 quốc gia nhận tài trợ của Trung Quốc có thể đối mặt với nhiều vấn đề tồi tệ. Nguyên nhân giá than đang gặp có nhiều bất ổn, theo chiều hướng giảm sút kể từ sau năm 2018, trong khi năng lượng tái tạo thì được hưởng lợi từ những cái tiến công nghệ, giúp giảm giá thành với điện.

Nhiều tổ chức tài chính, bao gồm hầu hết các ngân hàng phát triển đa phương đã xem nhiệt điện than là một khoản đầu tư kém với rủi ro tài sản mắc kẹt ngày càng gia tăng. World Bank, Standard Charteres của Anh, Generali của Ý… đều quay lưng lại với năng lượng than vì những lý do tài chính vững chắc.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 vừa diễn ra, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã truyền đi thông điệp cần phải cứng rắn hơn với nhiệt điện than và tiến dần đến việc loại bỏ chúng. Bởi ông nhìn nhận đây là loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nặng đến môi trường.

"Than là nhiên liệu bẩn nhất thế giới, kể cả khi áp dụng công nghệ mới thì làm gì có cái gọi là than sạch", ông nhấn mạnh.

Việt Nam hiện đang có mức sử dụng than lên đến 75%. Điều này đặt trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường trong nước đang trở nên nghiêm trọng kể từ năm 2008.

Qua những buổi tiếp xúc với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, ông Kerry nói rằng những người điều hành rất ý thức về câu chuyện năng lượng và đang nỗ lực chuyển đổi.

Một năm trước, cũng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, ông Kerry đã có lời hứa: "Ngày nay, Trung Quốc đang giúp các bạn xây dựng các nhà máy nhiệt điện với công nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giúp xây dựng các nhà máy điện mặt trời và điện gió bằng chính những công nhân Việt Nam".

N.Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên