Đây là người có cơ hội sống sót từ bệnh ung thư cao hơn người khác: Hãy xem có bạn không?
Các nhà khoa học đã phát triển ra một phương pháp mới nhằm đo lường những kết nối xã hội của những thanh niên sống sót sau bệnh ung thư.
- 06-04-20184 nhóm người có tỉ lệ bị ung thư dạ dày cao: Bác sĩ khuyên nên nhớ 4 dấu hiệu cảnh báo này
- 04-04-2018Ung thư tuyến tụy: Khó chuẩn đoán nhưng nguy cơ tử vong cao, đây là những dấu hiệu ban đầu mà bạn thường xem nhẹ
- 03-04-2018Những con số giật mình về 4 bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt
Kết nối mạng xã hội tốt có lợi cho những người sống sót sau ung thư
Theo các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nghiên cứu Nhi đồng St. Jude (Mỹ), những trẻ vị thành niên và thanh niên sống sót sau bệnh ung thư thường có kết nối xã hội tốt hơn.
Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng tỷ lệ người sống sót sau bệnh ung thư sẽ tăng lên thông qua việc cải thiện lối sống.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ I-Chan Huang thuộc Phòng Dịch tễ học và Kiểm soát Ung thư tại St. Jude cho biết: "Những bệnh nhân ung thư cần có kết nối xã hội tốt hơn.
Theo như hiểu biết của chúng tôi thì đây là nghiên cứu đầu tiên xác định mối quan hệ giữa liên kết xã hội và những thanh niên sống sót sau bệnh ung thư.
Nghiên cứu giới thiệu một phương pháp mới mà chúng tôi phát triển và kiểm định đánh giá của mạng xã hội lên căn bệnh ung thư".
Chỉ số mạng xã hội chức năng
Phương pháp này với tên gọi chỉ số mạng xã hội chức năng, được chứng minh có khả năng tiếp cận của người sống sót tốt hơn đối với những thách thức trong cuộc sống so với hai phương pháp truyền thống dùng để đo lường mạng lưới xã hội.
Thay vì chỉ đo được cấu trúc mạng lưới xã hội (những người biết lẫn nhau), tình trạng hôn nhân hoặc thành viên trong các nhóm cộng đồng, chỉ số mạng xã hội chức năng cũng đo lường các mạng xã hội như các nguồn hỗ trợ tình cảm và thực tiễn từ bạn bè và người thân, cũng như tư vấn về kiểm soát cân nặng và các hoạt động thể lực.
Những người sống sót sau ung thư ở độ tuổi thanh thiếu niên và vị thành niên có nhiều khả năng sống sót hơn so với những bệnh nhân khác.
Chi tiết quá trình nghiên cứu
Nghiên cứu này đánh giá các kết nối xã hội của 102 người sống sót sau ung thư của thanh niên từ 18 đến 30 tuổi và một nhóm tương tự 102 người trẻ tuổi không có tiền sử bệnh ung thư.
Những người tham gia đã được tuyển chọn thông qua một bảng khảo sát online.
Mỗi người tham gia sẽ báo cáo chi tiết các thông tin kết nối xã hội (tối đa 25 bạn bè và người thân).
Những người sống sót sau ung thư có độ tuổi từ 15 và 30 sau khi bệnh được chẩn đoán. Tất cả các bệnh nhân đều có thời gian hoàn thành liệu pháp điều trị ít nhất 5 năm.
So với những người không mắc bệnh ung thư, chỉ số St. Jude cho thấy những người sống sót sau ung thư có nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ tinh thần và tình cảm cũng như những lời khuyên về cân nặng và hoạt động thể chất.
Tiến sĩ Huang cho biết: "Điều này rất có ý nghĩa vì những người sống sót sau ung thư thường có mạng lưới bác sĩ, bạn bè và người thân mạnh mẽ để cho họ lời khuyên và hỗ trợ".
Tuy nhiên, sức mạnh của mạng lưới có thể khác nhau theo từng chẩn đoán. Những người sống sót sau bệnh ung thư hạch được xếp hạng cao nhất trên chỉ số mạng xã hội chức năng, tiếp theo là những người còn sống sót sau bệnh bạch cầu và khối u rắn.
Những người sống sót sau bệnh ung thư hệ thống thần kinh trung ương và não có mạng lưới xã hội yếu nhất, thậm chí còn yếu hơn những người không mắc bệnh ung thư.
Một chỉ số mạng lưới xã hội cao hơn có liên quan đến các kỹ năng đối phó tốt hơn, bao gồm hành vi ít bị từ chối, ít gây hấn, sử dụng tốt hơn sự hỗ trợ tinh thần và tình cảm, lập kế hoạch cho tương lai và tham gia vào các hoạt động tôn giáo.
"Những người sống sót sau u não có thể gặp nhiều vấn đề về nhận thức, thần kinh liên quan đến điều trị khiến giao tiếp và quá trình hình thành các mạng xã hội trở nên khó khăn hơn", theo Tiến sĩ Huang.
Áp dụng của phương pháp về lâu dài
Việc theo dõi dài hạn là cần thiết để hiểu mạng xã hội và hỗ trợ xã hội có thể thay đổi theo thời gian như thế nào.
"Mặc dù nghiên cứu này cho thấy những người sống sót thường báo cáo mối liên hệ xã hội mạnh mẽ, các nghiên cứu trước đây của chúng tôi chỉ ra rằng những người sống sót sau ung thư ở trẻ em có nhiều khả năng đấu tranh tinh thần và thể chất và có thể báo cáo những vấn đề như sự lo lắng và nỗi cô đơn", TS Huang giải thích.
TS Kevin Krull, Phòng Dịch tễ học và Kiểm soát Ung thư St. Jude cho biết rằng những kết quả này cho thấy mạng lưới xã hội và các nguồn lực sẵn có hiện nay không nhất thiết phải giải quyết tất cả các nhu cầu đặc biệt của những người sống sót sau ung thư ở trẻ em vì nó có thể dẫn đến nguy cơ bị căng thẳng về tâm lý.
TS Huang và các đồng nghiệp của ông đang làm việc để hợp lý hóa chỉ số mạng lưới chức năng mạng lưới để giúp các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe dễ dàng hơn trong việc đánh giá sự hỗ trợ dành cho những người sống sót sau ung thư ở mọi lứa tuổi.
Trong khi đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối liên hệ xã hội ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe nhằm thiết kế các can thiệp và thúc đẩy các kết nối đó.
TS Huang cho biết: "Thiếu quan hệ xã hội với bạn bè và người thân có liên quan đến chất lượng cuộc sống kém, hành vi nguy cơ, điều kiện sức khỏe mãn kinh và tử vong sớm".
"Một khi chúng ta xác định được cơ chế kết nối xã hội với sức khoẻ , chúng ta có thể bắt đầu thiết lập các can thiệp trong việc sử dụng các mạng xã hội nhằm cải thiện sức khỏe của những người sống sót sau ung thư".
Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer.
*Theo Science Daily
Trí thức trẻ