Đây mới là rủi ro lớn nhất từ Brexit
Rủi ro lớn nhất của Brexit là nó giống như một tấm biển báo dẫn lối đến con đường mà trong đó thương mại quốc tế suy giảm, dòng vốn không còn được lưu thông tự do và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bị đóng băng.
- 28-06-2016Brexit - Phần nổi của tảng băng chìm
- 28-06-2016Yên tăng vọt, Nhật Bản khốn khổ vì Brexit
- 27-06-2016Brexit sẽ phá hủy Premier League?
Rủi ro lớn và khó hiểu nhất khi Anh rời khỏi liên minh Châu Âu không phải đến cho chính nước Anh, mà đích đến sẽ là thế giới phương Tây rộng lớn. Đó là rủi ro mà các nhà đầu tư sẽ bị mù mờ trước những thay đổi lớn đang diễn ra trong xã hội.
Đối với thị trường, chiến dịch bỏ phiếu “Brexit” có thể là một sự báo hiệu rằng chính sách tiền tệ hiện nay đang gặp thất bại và gần như kiệt quệ cũng như cảnh báo các nhà đầu tư ở khắp mọi nơi nên chuẩn bị cho một loạt các thay đổi mang tính “hướng nội” của chính phủ nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước, hạn chế sự thất thoát của dòng chảy thương mại quốc tế và tài chính.
Về mặt xã hội, Brexit tạo ra những hiệu ứng tư tưởng cho rằng chiến dịch bỏ phiếu Brexit báo hiệu một xác suất cao hơn cho việc Donald Trump trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, rằng phe cánh hữu và đảng Euroskeptic AFD (đảng nghi nghờ Âu Châu) ở Đức sẽ giành được tầm ảnh hưởng lớn hơn cũng như phe mặt trận quốc gia Pháp (Marine Le Pen’s National Front) mạnh lên tại Pháp.
Cũng trong tuần qua, Đảng “Phong trào 5 sao” tại Ý đã giành được chiếc ghế thị trưởng tại Rome và Turin, đây được xem là một đòn giáng mạnh vào việc cải cách chính quyền quốc gia của Thủ tướng Matteo Renzi. Italy hiện là nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu nhưng vẫn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó có thể là điểm yếu lớn nhất của khu vực đồng euro.
Điều đó cho thấy chủ nghĩa dân túy trỗi dậy mạnh mẽ và có lẽ thị trường sẽ phản ứng xấu với động thái này. Bởi vì khi đó, những người điều hành các thể chế tiền tệ, các ngân hàng và nhà đầu tư sẽ lo lắng vì không nhận định được mức độ thất vọng và bi quan của mọi người về thị trường cũng như khó dự đoán điều đó có ý nghĩa như thế nào với chính trường.
Các gói nới lỏng định lượng (QE) để bảo vệ hệ thống tài chính cũng như các tài sản giá trị đã giúp phục hồi công việc tại Mỹ và Anh, nhưng QE vẫn không thể cải thiện tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng suất làm việc.
Nếu các chính sách hiện nay không hoạt động hiệu quả, các bên hoạch định chính sách có nguy cơ mất công việc của họ vào tay những người có thể cung cấp câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi về tình trạng canh tranh việc làm, sự ganh đua phúc lợi từ người nhập cư và rộng hơn nữa là cạnh tranh về kinh tế từ thương mại tự do.
Rủi ro lớn nhất của Brexit là nó giống như một tấm biển báo dẫn lối đến con đường mà trong đó thương mại quốc tế suy giảm, dòng vốn không còn được lưu thông tự do và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bị đóng băng.