MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐB Lê Thanh Vân: Đại biểu Quốc hội cần có mức lương khởi điểm tối thiểu phải là Thứ trưởng

02-04-2021 - 08:39 AM | Xã hội

Ông Lê Thanh Vân.

Ông Lê Thanh Vân.

ĐB Lê Thanh Vân cho rằng, suy cho cùng, Chủ tịch Quốc hội với các đại biểu Quốc hội đều ngang bằng về quyền lực, đó là quyền phát biểu, biểu quyết và Hội đồng nhân dân cũng vậy.

Chiều 1/4, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu ý kiến tại đây, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, có 2 vấn đề ông muốn chia sẻ. Trong đó, chúng ta còn nặng về quan niệm hành chính, khi xem xét đến địa vị pháp lý của đại biểu dân cử.

Cụ thể, theo ông Vân, khi chúng ta lấy hệ số phụ cấp trách nhiệm để quy đổi sang chức vụ tương đương sẽ rất khó làm việc.

Một đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở thành phố mà chỉ tương đương với Trưởng phòng, chưa bằng cấp phó của Giám đốc Sở thì làm sao giám sát được hoạt động của Giám đốc Sở.

"Tôi muốn lưu ý Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là một nhân vật chính trị.

Chính trị ở chỗ nào? Là tiếp nhận sự ủy thác quyền lực của nhân dân, thông qua bầu cử. Một đại biểu Quốc hội hoặc một đại biểu Hội đồng nhân dân có hàng trăm nghìn cử tri ủy thác quyền lực Nhà nước để họ đại diện.

Một anh Trưởng phòng chỉ cần một vài ông có chức vụ, Giám đốc Sở, Phó giám đốc Sở, Chi ủy thông qua là được.

Cho nên, quá trình chuẩn bị bầu cử Quốc hội, Trung ương có chỉ đạo chọn số đại biểu Quốc hội chuyên trách, trong số những người đã được quy hoạch ít nhất là Vụ trưởng hoặc Thứ trưởng.

Tương đương như vậy, đại biểu HĐND chuyên trách của thành phố Hà Nội phải tối thiểu là Trưởng phòng hoặc Phó giám đốc Sở, nhưng tôi cho rằng cách tư duy như thế cũng nên phải xem xét lại", ông Vân nói.

Vị ĐBQH tỉnh Cà Mau cho rằng, theo cá nhân ông, "đại biểu Quốc hội, tất cả những người được ngồi vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại hội trường này có mức lương khởi điểm tối thiểu phải là Thứ trưởng", còn lại những phụ cấp gọi là phân công chứ Quốc hội không nên có một hệ thống chức danh có tính chất hành chính.

Bởi, ông nói, suy cho cùng, Chủ tịch Quốc hội với các đại biểu Quốc hội đều ngang bằng về quyền lực như nhau, đó là quyền phát biểu, quyền biểu quyết, Hội đồng nhân dân cũng vậy.

"Do đó, chúng ta phải nghiên cứu một bảng lương riêng cho các cơ quan dân cử. Các đại biểu dân cử phải có một địa vị chính trị, pháp lý cụ thể, rõ ràng, thể hiện qua đãi ngộ của Nhà nước. Phải có một bảng lương riêng.

Nếu như anh trong nhiệm kỳ, gánh vác trách nhiệm của nhân dân ủy thác sẽ được hưởng quyền đó. Còn nếu như một đại biểu Quốc hội sau này trở lại đơn vị công tác thì trở lại mức lương cũ là bình thường.

Đó là một nguyên tắc mà nhiều lần trong Nghị quyết Đảng đã nói, là làm việc gì ăn việc đấy", ông Nhưỡng nêu.

Ông nhấn mạnh thêm, trong bảng lương hiện nay rất mâu thuẫn ở chỗ một số chức danh của Quốc hội hưởng lương bầu cử, nhiều chức danh khác lại hưởng lương theo hệ thống hành chính, tức là phụ cấp trách nhiệm.

"Tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này. Đây là một chính sách rõ ràng thể hiện đãi ngộ của nhà nước, của nhân dân đối với các đại biểu dân cử.

Có như vậy mới thu hút được nhân tài vào ngồi ở các cơ quan quyền lực nhà nước, từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp", ông Vân nêu quan điểm.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cũng cho rằng, cần phải xem xét đúng chế độ, chính sách cho các đại biểu.

"Ở đây, chúng ta không phải chỉ tăng nhích lên cho họ được một chút hay vì anh làm chỗ này, tôi áp dụng cho anh theo như cán bộ, công chức, cho nên 0 phẩy, mấy phẩy, v.v..

Tôi nghĩ như thế không xứng đáng với một đại biểu dân cử, đại biểu Hội đồng nhân dân ở một thành phố quan trọng như thế này.

Chúng ta cần phải có một thái độ rộng rãi hơn, trân trọng hơn đối với các đại biểu Hội đồng nhân dân...", ông Nhưỡng nói.

Theo Hoàng Đan

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên