ĐBQH: Xâm hại tình dục trẻ em, đòi nợ thuê len lỏi tới tận thôn quê, cử tri bức xúc
Nhấn mạnh tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và đòi nợ thuê đang gây bức xúc cho cử tri, dư luận và nhân dân hết sức bức xúc, ĐBQH Mai Khanh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình, cho rằng cần có biện pháp để giải quyết triệt để.
- 04-11-2019Tăng đại biểu chuyên trách để Quốc hội chuyên nghiệp hơn
- 01-11-2019Khoản "nợ ảo" 16.000 tỷ đồng tiền thuế làm nóng nghị trường Quốc hội
- 01-11-2019Thảo luận về khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Chủ tịch Quốc hội mong được thông cảm khi mời phát biểu có ưu tiên
- 01-11-2019Đêm nay, người hâm mộ lễ hội âm nhạc quốc tế Monsoon sẽ "đón gió mùa về"
- 31-10-2019Đại biểu Dương Trung Quốc: Tại sao báo cáo trước Quốc hội lại phải né tránh gọi tên Trung Quốc?
- 31-10-2019Đại biểu Quốc hội đề xuất đổi giờ học, giờ làm muộn hơn
Theo Đại biểu Khanh, cần phải đề cập nhiều hơn tới việc đấu tranh phòng chống hai loại tội phạm này. Công tác tuyên truyền về nhận thức pháp luật đối với các cấp, các ngành, nhất là cơ quan đấu tranh phòng chống 2 loại tội phạm này.
Về xâm hại tình dục trẻ em, việc giải quyết của các cơ quan tư pháp hay tố tụng cũng chỉ xử lý được những gì đã xảy ra khi nó gây ra hậu quả hết sức nặng nề. Loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng. Theo ông Khanh, công tác tuyên truyền và giáo dục đang còn yếu và chưa thỏa đáng trong nỗ lực ngăn chặn, phòng ngừa loại tội phạm này. Chính vì vậy, Đại biểu Khanh kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo các ngành thực hiện nghiên cứu và có các biện pháp tuyên truyền phòng ngừa làm sao cho thỏa đáng.
Về tín dụng đen, ông Khanh nhận định loại hình này có dấu hiệu giảm sau khi bị tập trung đấu tranh nhưng còn rất phức tạp. in không nhắc đến hậu quả nữa vì quá nhiều. Ngày này, nhóm tội phạm này đang có biến tướng. Qua công tác xét xử, chúng tôi nhận thấy nhóm đối tượng này đang lợi dụng chính cơ quan pháp luật để đạt mục tiêu.
"Các tổ chức cầm đồ đã có dấu hiệu tìm mọi cách, bao gồm xúi giục người vay làm giấy tờ giả, sau đó tố cao họ lừa đảo để các cơ quan pháp luật xử lý. Việc này đã có. Tôi kiến nghị cần nghiên cứu sâu sắc, tổng kết lại các biện pháp đấu tranh xem hiệu quả đến đâu. Đặc biệt là giải quyết căn cơ, xem xét lại việc cấp phép cho loại hình kinh doanh này trong bối cảnh việc kiểm soát còn nhiều hạn chế", ông Khanh nhấn mạnh.
Cụ thể, cần đánh giá lại hoạt động của loại hình đòi nợ thuê, tín dụng đen này xem có tạo hiệu quả cho kinh tế, xã hội hay chỉ gây mất an ninh trật tự, xáo trộn xã hội, ông Khanh nhấn mạnh.
Trước đó, trong báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, cho biết công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực. Tỷ tỷ lệ điều tra khám phá án đạt 78%, cao hơn 8% so với chỉ tiêu Quốc hội giao; riêng án rất nghiêm trọng đạt 91,32%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,02%.
"Các vụ xâm hại trẻ em được điều tra, xử lý quyết liệt hơn; tội phạm liên quan đến "tín dụng đen" đã bị trấn áp mạnh, tạo được chuyển biến tích cực; qua đó đã góp phần làm giảm 1,95% số vụ phạm pháp hình sự so với cùng kỳ 2018", báo cáo cho biết.
Tuy nhiên, báo cáo vẫn nhấn mạnh dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. Số vụ phạm pháp hình sự tuy giảm nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhất là các vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo; tội phạm xâm hại trẻ em trẻ em; tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp, hoạt động "tín dụng đen"....
Trong nỗ lực mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc nổi lên, tội phạm có tổ chức liên quan đến "tín dụng đen", tội phạm giết người, mua bán người, xâm hại trẻ em cũng được liệt kê trong danh sách chủ trương, giải pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2020.