MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Để không mất hết tiền vào chứng khoán khi sắp đến tuổi nghỉ hưu

26-02-2017 - 21:38 PM | Tài chính quốc tế

"Tôi luôn đầu tư vào chứng khoán. Nhưng đến giờ khi gần về cuối sự nghiệp, tôi thấy càng ngày càng khó kiếm tiền trên TTCK và tôi không nghĩ là mình có thể chịu được một lần chứng khoán xuống giá nữa. Tôi nên đầu tư thế nào?"

Đó là câu hỏi của ông Dan, một nhà đầu tư chứng khoán sắp về hưu. Và đây là câu trả lời được CNN trích dẫn lại.

Tất nhiên tôi hiểu tại sao bạn lại sợ thị trường chứng khoán. Mặc dù chứng khoán tăng khoảng 10% sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một số nhà quan sát thị trường đang đặt câu hỏi liệu lần tăng trưởng này có thể kéo dài theo như các chính sách hiện nay, đặc biệt là những chính sách về thương mại.

Việc thị trường đang trong đà “bò tót” qua 8 năm liên tiếp với giá chứng khoán tăng gấp 3 lần so với thời điểm hậu khủng hoảng tài chính vào tháng 3/2009 cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về khả năng thoái trào trong tương lai gần.

Nên bạn không muốn thận trọng đến mức bỏ qua tiềm năng sinh lợi trong dài hạn của chứng khoán. Đúng là khi sắp về hưu, bạn cần cẩn thận hơn trong việc giữ gìn khoản tiền mình tiết kiệm được trong cả sự nghiệp. Nhưng bạn cũng không muốn quá thận trọng trong đầu tư, vì khoản tiền này có thể sẽ cần dùng trong 30 năm hay lâu hơn nữa.

Vậy những lựa chọn của bạn là gì?

Bạn có thể chơi chắc ăn bằng cách đầu tư chủ yếu vào trái phiếu và các khoản tương đương tiền như quỹ thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm. Nhưng cách này không mang lại nhiều lợi nhuận. Nhưng trong khi bạn cố bảo vệ mình trước rủi ro thị trường xuống dốc, bạn lại gặp phải rủi ro hết tiền tiết kiệm để tiêu.

Nghe thì hay nhưng đúng là chuyện viễn tưởng nếu tin rằng bạn có thể đoán được lúc nào thị trường lên hoặc xuống. Ngay cả những chuyên gia và những người quan sát thị trường thành thạo cũng có lúc đoán sai. Nếu bạn không tin, hãy nhìn vào những dự đoán về việc thị trường sẽ xuống dốc sau sự kiện Brexit hay việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ - quá sai lầm!

Nên nếu bạn quyết định đi theo hướng tính xem lúc nào thị trường lên hoặc xuống - bạn đang tự đẩy mình vào một trò chơi dự đoán không bao giờ kết thúc mà bạn có rất ít cơ hội thắng nếu tính về dài hạn. Và cuối cùng, bạn đơn giản chỉ là đầu cơ chứ không phải đầu tư.

Thế nên tôi đã nghĩ ra lựa chọn có vẻ hợp lý nhất. Vì chúng ta không thể dự đoán về những thay đổi của thị trường, chiến lược đúng đắn nhất là tạo ra một rổ đầu tư đa dạng gồm nhiều loại chứng khoán và trái phiếu, giúp ta thắng lớn khi thị trường lên, mà không mất quá nhiều khi thị trường xuống dốc.

Cũng phải nói rõ rằng cách này không giúp bạn hoàn toàn “miễn dịch” với việc lên xuống của thị trường chứng khoán hay ngăn chặn việc bạn đôi lúc sẽ gặp những thua lỗ tạm thời. Phương pháp này chỉ nhằm giới hạn tổn thất đến mức mà bạn có thể chịu được để bạn vẫn giữ được đủ tiền về lâu dài.

Điều quan trọng trong phương pháp này là tìm một tổ hợp những cổ phiếu và trái phiếu phù hợp - một nhóm đủ mạnh để thu lợi đủ khi bạn về hưu nhưng không làm bạn phải mất ngủ mỗi khi thị trường có “biến”.

Tôi không thể cho bạn một tỉ lệ chính xác. Với một số người, có thể 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu là công thức cân bằng giữa cơ hội sinh lời và rủi ro. Trong khi những người khác có thể sẽ thoải mái hơn với việc từ bỏ những cơ hội đó nhưng khoản đầu tư sẽ an toàn hơn trước những rủi ro. Họ có thể chọn 50% cổ phiếu & 50% trái phiếu hoặc thậm chí 40% cổ phiếu & 60% trái phiếu.

Một cách giúp bạn tìm ra tỉ lệ cổ phiếu/trái phiếu thích hợp cho mình là làm một bảng câu hỏi phân bổ tài sản chịu rủi ro (có thể tìm trên mạng). Công cụ này giúp đưa ra 1 tỉ lệ thích hợp cho bạn và sẽ cho biết tỉ lệ này (cũng như nhiều tỉ lệ khác) mang lại kết quả như thế nào trong quá khứ.

Tuy nhiên, đừng quá chú tâm vào việc tránh thua lỗ để rồi chọn 1 nhóm cổ phiếu phòng thủ không đủ để thu lại nhuận tối thiểu. Nên khi bạn đã tìm được 1 tỉ lệ mà bạn nghĩ là thích hợp, tôi khuyên bạn nên đi thêm 1 bước nữa – đó là nhập tỉ lệ đó cùng những thông tin tài chính khác. Ví dụ giá trị hiện tại của khoản đầu tư của bạn, tổng số tiền bạn tiết kiệm được hàng năm và thời điểm bạn định nghỉ hưu lên một công cụ trực tuyến tính thu nhập khi về hưu.Công cụ này giúp bạn ước tính khả năng sự kết hợp của 3 thành phần: số tiền bạn đã để dành được, số tiền tiết kiệm hiện nay, và chiến lược đầu tư của bạn có đủ mang lại cho bạn 1 khoản thu nhập để duy trì mức sống cơ bản sau khi về hưu hay không. Nếu khả năng thấp hơn bạn muốn – ví dụ 75% - bạn có thể tìm chiến lược đầu tư khác, tiết kiệm hơn hoặc hoãn kế hoạch nghỉ hưu.

Càng đến gần thời điểm nghỉ hưu, bạn nên lặp lại quá trình trên và dần dần chuyển sang đầu tư nhiều vào trái phiếu hơn. Lý do là tuổi càng cao người ta càng ngại rủi ro hơn. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn không muốn lâm vào cảnh nhóm đầu tư của mình mất giá sau vài lần thị trường đi xuống khi lúc sắp nghỉ hưu. Vì khi đó, một khoản lỗ lớn có thể buộc bạn phải hoãn kế hoạch nghỉ hưu hoặc giảm mức sống sau này của mình.

Khi bạn đã thực sự sẵn sàng nghỉ hưu, có thể bạn nên xem xét một vài chiến lược khác giúp bạn an tâm hơn, ví dụ bỏ một khoản vào một quỹ bảo hiểm niên kim trả ngay hay niên kim nhân thọ (bảo hiểm hưu trí tự nguyện).

Nhưng giờ thì tôi vẫn khuyên bạn nên tập trung vào việc tìm ra một tỉ lệ đầu tư thích hợp giúp bạn thu được một khoản kha khá mà vẫn đảm bảo bạn vượt qua được những biến động không thể tránh khỏi của thị trường.

Theo Trang Hồ

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên