Để thu nhập bình quân (PPP) tăng gấp đôi lên 10.000 USD, Thái Lan cần 14 năm, Indonesia cần 13 năm, Việt Nam cần mấy năm?
Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 11.080 USD, xếp thứ 6/10 trong khối ASEAN.
- 15-02-2023Xuất khẩu Việt Nam năm 2022 xếp thứ 2 khối ASEAN-6, cao hơn Thái Lan và Philippines cộng lại
- 14-02-2023Đối tác thương mại duy nhất của Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu trên 10 tỷ USD trong tháng 1/2023
- 13-02-2023Một thành phố trực thuộc TW đặt mục tiêu GRDP bình quân trên 29.000 USD
Năm 1990, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 1.120 USD. Trong khi đó, thu nhập bình quân (PPP) của Brunei (55.170 USD), Singapore (23.570 USD), Malaysia (6.710 USD), Thái Lan (4.510 USD), Indonesia (2.920 USD) và Philippines (2.620 USD) xếp trên Việt Nam. Theo đó, Brunei, Singapore và Malaysia là những quốc gia có thu nhập bình quân (PPP) trên 5.000 USD.
Đến năm 1992, thu nhập bình quân (PPP) của Thái Lan đã tăng lên đạt 5.400 USD. Đến năm 2006, thu nhập bình quân (PPP) của Thái Lan đã tăng lên đạt khoảng 10.550 USD, gấp đôi so với năm 1992. Như vậy, để thu nhập bình quân (PPP) tăng gấp đôi lên 10.000 USD, Thái Lan đã mất 14 năm.
Năm 2003, thu nhập bình quân (PPP) của Indonesia đạt khoảng 5.190 USD. Đến năm 2016, thu nhập bình quân (PPP) của Indonesia đã tăng lên đạt khoảng 10.150 USD, gấp đôi so với năm 2003. Như vậy, để thu nhập bình quân (PPP) tăng gấp đôi lên 10.000 USD, Indonesia đã mất 13 năm.
Năm 2010, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 5.220 USD. Đến năm 2019, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 10.150 USD, gấp đôi so với năm 2010. Như vậy, để thu nhập bình quân (PPP) tăng gấp đôi lên 10.000 USD, Việt Nam đã mất 9 năm.
Thu nhập bình quân (PPP) các nước trong khối ASEAN giai đoạn 1990-2021. Nguồn: WB.
Năm 2021, trong các nước thuộc khối ASEAN, Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam là những quốc gia có thu nhập bình quân (PPP) trên 10.000 USD. Cụ thể, thu nhập bình quân (PPP) của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đạt lần lượt là 102.450 USD; 66.480 USD; 28.150 USD, 18.120 USD; 12.680 USD và 11.080 USD.
Xét về thứ hạng trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân (PPP) các nước thuộc khối ASEAN, Việt Nam đã có sự thay đổi trong cả giai đoạn 1990 – 2021.
Năm 1990, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam xếp thứ 7/10 trong khối ASEAN, xếp trên Lào (1.010 USD), Campuchia (400 USD) và Myanmar (380 USD).
Đến năm 2019, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã vượt qua Philippines, xếp thứ 6/10 trong khối ASEAN. Cụ thể, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 10.150 USD, còn thu nhập bình quân (PPP) của Philippines đạt khoảng 10.010 USD. Như vậy, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã vượt qua Philippines sau 29 năm kể từ khi chỉ bằng ½ vào năm 1990.
Giai đoạn 2019 – 2021, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam vẫn xếp thứ 6/10 trong khối ASEAN. Năm 2021, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam xếp trên Philippines (9.210 USD), Lào (8.100 USD), Campuchia (4.540 USD) và Myanmar (4.310 USD).
Năm 2021, thu nhập bình quân theo sức mua tương đương của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia đang gấp lần lượt là 9,28 lần; 6,12 lần; 2,6 lần; 1,67 lần và 1,14 lần so với thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam.
Xét thứ hạng thu nhập bình quân (PPP) trên thế giới thì Singapore xếp thứ nhất trên thế giới vào năm 2021. Brunei có thu nhập bình quân (PPP) xếp thứ 9 trên thế giới. Malaysia có thu nhập bình quân (PPP) xếp thứ 61 trên thế giới. Thu nhập bình quân (PPP) của Thái Lan xếp thứ 132 trên thế giới. Indonesia có thu nhập bình quân (PPP) xếp thứ 132 trên thế giới. Còn Việt Nam có thu nhập bình quân (PPP) xếp thứ 143 trên thế giới vào năm 2021.
Thu nhập bình quân (PPP) của Philippines, Lào, Đông Timor, Campuchia và Myanmar có thứ hạng lần lượt là 152, 157, 180, 188 và 192 trên thế giới vào năm 2021.
So với năm 2020, các quốc gia trong khối ASEAN có sự cải thiện thứ hạng về thu nhập bình quân đầu người (PPP) là Singapore, Campuchia, Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là nước có sự cải thiện tốt nhất, nhảy 2 bậc thứ hạng, từ thứ 145 năm 2020 nhảy lên 143 năm 2021.
Bên cạnh đó, các quốc gia còn lại trong khu vực Đông Nam Á có sự tụt hạng về thu nhập bình quân (PPP) so với năm 2021. Cụ thể, Myanmar tụt 9 bậc; Thái Lan tụt 5 bậc; Brunei, Malaysia, Philippines, Indonesia, Đông Timor đều tụt hạng 2 bậc và Lào tụt 1 bậc.
Giai đoạn 1990 – 2021, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng gần 10 lần sau 32 năm, tăng từ 1.120 USD lên 311.080 USD. Các quốc gia khác đều có sự cải thiện nhưng chậm hơn trong suốt giai đoạn 1990 – 2021 như: Lào (tăng 8 lần), Singapore ( tăng 4,35 lần), Indonesia (tăng 4,34 lần), Malaysia (tăng 4,19 lần), Thái Lan (tăng 4 lần), Philippines (tăng 3,51 lần) và Brunei (tăng 1,21 lần).
Nhịp sống thị trường