Đến lượt cá hồi Sa Pa kêu gọi được giải cứu: Giá chỉ còn 200 ngàn đồng/kg nhưng vẫn đỏ mắt tìm người mua
Hàng loạt nhà hàng, khách sạn ngừng hoạt động vì Covid-19 khiến các hộ nuôi cá hồi Sa Pa điêu đứng, không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
- 04-04-2020Hà Nội mong người dân tiêu thụ cá hồi, hàu giúp miền Tây
- 10-01-2020Hơn nửa triệu đồng một cặp bánh chưng trà xanh nhân cá hồi Na Uy
- 07-11-2019Quy hoạch nuôi cá tầm, cá hồi: Không để vỡ rồi mới xử lý
Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt nhà hàng, khách sạn tạm ngừng hoạt động, kéo theo đó là sự sụp đổ của nhiều ngành nghề liên quan. Tại Sa Pa, trong vòng vài tuần trở lại đây, nhiều trang trại nuôi cá hồi đang gặp khó vì không tìm được đầu ra cho lứa sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.
"Trước đây, người nuôi cá hồi chưa bao giờ phải bán lẻ như thế này. Thương lái họ đến từng hộ nuôi, thu mua với số lượng lớn với giá từ 240.000-250.000 đồng/kg. Thế nhưng, từ ra Tết, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho người nuôi cá hồi lao đao do vì không có khách mua", chị Loan (trú tại xã Ngũ Chỉ Sơn, huyện Sa Pa) chia sẻ với tờ Dân Việt.
Nhiều hộ nuôi cá hồi đang gặp tình trạng tương tự chị Loan khi cá đã đến lúc thu hoạch nhưng lại không tìm được đầu ra, trong khi nếu nuôi tiếp thì tiền thức ăn lại tốn một khoản không nhỏ.
Chị Hoa cũng ở Sa Pa cho biết gia đình chị có 10 tấn cá hồi đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Nếu chi dè sẻn, mỗi tháng gia đình mất khoảng 220 triệu đồng tiền thức ăn nuôi cá, giờ cá đến lứa bán không biết bán cho ai. Còn nếu để lại, chi phí đội lên cao, có thể mất trắng cả tỷ đồng.
"Vì không còn tiền để mua thức ăn nên tôi phải bán lẻ và bán rẻ với giá 180.000đ/kg nếu mua đầu tạ. Với giá này, mỗi kg cá hồi tôi lỗ khoảng 30.000 đồng, nhưng người mua cũng ít lắm, xe khách giờ cũng ít chạy nên muốn gửi hàng đi các tỉnh hay miền Nam cũng khó", chị cho biết.
Trên các hội nhóm online, có thể thấy nhiều người đang kêu gọi giải cứu cá hồi với mức giá khá rẻ, chỉ từ 200.000 đồng cho tới chưa đầy 300.000 đồng/kg. Cá có thể còn nguyên con hoặc đã được hỗ trợ làm sạch, đóng túi hút chân không.
Một bài đăng khác kêu gọi giải cứu cá hồi đã được chế biến thành ruốc.
Theo bà Trần Thị Lan Hương, Phó phòng Kinh tế (thị xã Sa Pa), trên địa bàn thị xã Sa Pa có trên 200 hộ nuôi cá nước lạnh, sản lượng hàng năm trên 500 tấn. Từ thời điểm xuất hiện dịch Covid-19 đến nay còn hơn 100 tấn cá chưa bán được.
Dù giá cá hồi Sa Pa đang xuống thấp hơn nhiều so với cá hồi nhập khẩu, nhưng không ít ý kiến cho rằng cá được nuôi theo kiểu công nghiệp nên trọng lượng nhỏ, màu sắc nhạt hơn, mùi vị cũng kém hấp dẫn hơn. Vì vậy, cá hồi Sa Pa phù hợp với hình thức tẩm ướp, chế biến thay vì ăn sống trực tiếp.
Trí thức trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19