Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu để không bị "móc túi" vì những chiêu trò này của chủ quán
Với những gì có trên menu, thực khách luôn chi nhiều tiền hơn cho bữa ăn mà không hay biết.
- 01-08-2019Chiêm ngưỡng “đêm trắng” độc đáo ở nước Nga
- 31-07-2019Tưởng đùa nhưng khoa học đã cho hay: muốn vui, hãy ăn chuối!
- 31-07-2019Điểm danh các “toạ độ” không thể bỏ lỡ khi tới Lệ Giang Cổ Trấn, chỗ nào cũng đẹp như một thước phim cổ trang
Khi đi ăn ở nhà hàng, có những người sẽ chẳng để ý đến giá cả nên cứ vô tư gọi rồi đến lúc thanh toán mới méo hết cả mặt; nhưng lại có những người căn ke rất chi li và cho rằng mình cực kỳ sành sỏi nên toàn được ăn ngon với giá hời. Tuy nhiên, đó chỉ là các khách hàng nghĩ như vậy thôi chứ còn phía nhà hàng thì họ "cao tay" hơn nhiều khi luôn có chiêu thức khiến khách dự định chỉ chi 1 nhưng đến lúc trả tiền sẽ luôn là 2 hoặc 3. Tất cả đều thể hiện trong thực đơn.
Chiếc thực đơn của nhà hàng chính là chiêu bài chính để "móc túi" khách nhiều hơn đấy mọi người.
Món đắt nhất luôn để ở trên đầu
Hầu hết khảo sát chỉ ra rằng, mắt của khách hàng thường bị thu hút đầu tiên vào góc trên bên phải cuốn thực đơn. Nhiều nhà hàng sẽ đặt tại vị trí này một món ăn đắt tiền, với thiết kế cầu kỳ hoặc kèm theo hình ảnh. Món này có tác dụng như một cơ sở để tạo ra sự so sánh. Khách hàng sẽ không mua nó mà đi tìm một thứ gì đó rẻ và hợp lý hơn.
Điều này sẽ khiến cho những món ăn khác mà thực khách tìm thấy giống như một món hời. Họ sẽ nghĩ rằng: "Ồ, món này rẻ hơn mà trông cũng hấp dẫn thì tại sao không thử nhiều nhiều một chút". Cứ như vậy, từng món, từng món được gọi ra với số lượng không cần quan tâm, vì nó rẻ mà khiến cho nhà hàng phải liên tục làm việc mới đủ phục vụ.
Loại bỏ ký hiệu tiền, chỉ để lại những con số
Những ký hiệu tiền như VNĐ hay USD luôn tạo ra dấu ấn khó quên với thực khách rằng họ đang tiêu tiền. Vì thế, trên menu đồ ăn, thay vì để con số "90.000 đồng" thì nhà hàng chỉ để "90.000" hoặc "30". Thậm chí một số nơi còn không có dòng chấm dẫn nối từ món ăn tới giá tiền để thực khách có thể tập trung hơn vào các món ăn thay vì chỉ nghĩ đến số tiền sắp phải bỏ ra.
Theo nhiều nghiên cứu thì chỉ một thao tác nhỏ này thôi, các nhà hàng cũng có thể khuyến khích thực khách chi tiêu nhiều hơn tới 30% so với việc không bỏ ký hiệu tiền tệ. Vậy cho nên, mọi người đi ăn phải ghi nhớ điều này nhé.
Luôn gắn những những best selling, top 5, hot bowl vào tên đồ ăn
Không chỉ có người Việt mà tất cả mọi người trên thế giới này đều có tâm lý đám đông. Vậy cho nên việc sử dụng những cụm từ như "bán chạy nhất, top ngon nhất, một trong những món ngon nhất" sẽ kích thích thực khách gọi món đó nhiều hơn bình thường. Vấn đề tâm lý này được gọi tên là: "Nhiều người thích nó, có lẽ tôi cũng nên như vậy".
Mặc dù các món ăn được gắn dấu đặc biệt này cũng rất ngon nhưng đôi khi phía nhà hàng muốn giới thiệu thực đơn mới nhưng chưa biết cách nào thì họ cũng có thể chọn cách này. Khách hàng thì thường không để ý lắm tới điều này cho nên cứ thế gọi thôi. Và nhà hàng thì với chiêu thức này đã thành công hơn cả mong đợi.
Mô tả món ăn một cách chi tiết
Việc dùng nhiều mỹ từ để miêu tả món ăn sẽ mang đến hiệu quả cực kỳ lớn. Nội dung này không cần quá dài dòng và thường đánh vào những từ khóa như: "tươi, sống, mọng nước, giòn, cay, ngọt…"
Ví dụ, một nồi lẩu cay được miêu tả như sau: "Nước dùng đậm đà được chiết từ xương tươi, thêm ớt Mexico chất lượng cao. Đồ ăn kèm có tôm sú căng mẩy, mực giòn ngọt, thịt bò nhập khẩu cùng các loại rau tươi sống theo mùa. Bí quyết của chúng tôi chính là gia vị truyền thống được chắt lọc qua nhiều đời tạo nên một nồi lẩu cay thơm ngon nức tiếng". Nếu đang là cuối giờ chiều và cả công ty đang đi liên hoan mà đọc được những điều này thì chắc là khách hàng phải gọi ngay lập tức chứ còn gì nữa nhỉ.
Sử dụng thủ thuật trong chọn đĩa, cốc
Ở các nhà hàng hạng sang, đầu bếp luôn phục vụ đồ ăn trong những chiếc đĩa cực lớn. Điều này được giải thích là do tâm lý thực khách sẽ nghĩ mình vẫn đói bụng khi ăn quá ít nên sẽ gọi thêm đồ hoặc ăn đồ tráng miệng với kích thước lớn hơn. Trong khi đó, với các nhà hàng buffet thì lại chuyên dùng đĩa nhỏ vì lại khiến thực khách cảm thấy no hơn do đồ ăn được chất cao như núi trên chiếc đĩa đó.
Còn về những chiếc cốc, thực khách có xu hướng uống hết bia nhanh hơn nếu cốc đựng có thân cong, thay cho cốc thẳng đứng. Não bộ thường ước tính đồ uống còn lại bao nhiêu nhờ độ cao của chất lỏng trong cốc. Với dạng cốc thân tròn thu nhỏ dần về đáy, miệng sẽ rộng hơn, khiến thực khách khó đánh giá mình uống hết bao nhiêu nên cạn ly nhanh hơn. Do đó, họ sẽ gọi thêm nhiều bia hơn.
Helino