Di chuyển giữa mùa dịch covid-19 tồn tại nhiều nguy cơ khó lường: Đây là những nguyên tắc vàng bạn cần nhớ nếu muốn đi lại an toàn!
Phương tiện giao thông công cộng là nơi lý tưởng để virus corona lây lan, nhưng người dân vẫn buộc phải sử dụng mỗi ngày.
- 09-03-2020GS Nguyễn Văn Tuấn: Dữ liệu hay bậc nhất, rất quý báu về mức gây tử vong trong dịch COVID-19
- 09-03-2020Tỷ phú Trung Quốc xây dựng bệnh viện và hàng loạt nghĩa cử đẹp giúp Vũ Hán vượt qua dịch Covid-19 khiến ai cũng ngưỡng mộ
- 09-03-2020Giữa thời dịch Covid-19, nghe anh Chánh Văn chia sẻ quan điểm về tiền bạc: Tiền nhiều để làm gì?
Suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học vẫn luôn coi các điểm trung chuyển giao thông là điểm nóng lây lan virus. Theo đó, những người tham gia phương tiện giao thông công cộng phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao gấp 6 lần người bình thường.
Trong trường hợp của bệnh nhân nhiễm covid-19 thứ 17 tại Việt Nam, tài xế taxi và hành khách cùng khoang với cô gái này cũng mắc bệnh.
Máy bay, tàu hỏa, xe buýt và taxi (và các sân bay, nhà ga mà bạn phải đi qua) là vài nơi trong số những môi trường hoàn hảo để các loại virus lây qua giọt bắn như SAR-CoV-2 phát triển. Người bệnh sẽ nhiễm virus khi chạm tay lên các bề mặt dính virus rồi đưa lên mặt - thói quen mà ai cũng làm 20-30 lần/ngày.
Dưới đây là một số lưu ý khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông mỗi ngày để phòng chống dịch covid-19.
Xe buýt và tàu điện
Dù không có nhiều nghiên cứu về khả năng lây bệnh trên xe buýt, một nghiên cứu do tổ chức Các bệnh truyền nhiễm BMC thực hiện vào năm 2011 cho thấy, môi trường xe buýt và tàu điện có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm cao gấp 6 lần.
Mặc dù lao phổi lây lan khác so với cúm, một nghiên cứu tại Houston vào năm 2011 cho biết, những người thường xuyên di chuyển trên xe buýt hơn 1 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 8 lần.
Do đó, khi đi xe buýt, bạn nên tìm chỗ yên lặng và vắng vẻ để ngồi, hạn chế tiếp xúc với các bề mặt và tay vịn. Đặc biệt, hãy rửa tay ngay sau khi xuống xe.
Tàu hỏa và tàu điện ngầm
Nghiên cứu do Tổ chức Các bệnh truyền nhiễm BMC cũng chỉ ra, những người sử dụng các phương tiện công cộng trong mùa dịch có khả năng nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cao gấp 6 lần so với bình thường.
Các chặng hành trình dài với nhiều điểm trung chuyển sẽ càng làm gia tăng nguy cơ này, bởi hành khách sẽ phải tiếp xúc với nhiều người lạ cũng như các bề mặt chung.
Một trong những cách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh trên tàu hỏa hoặc tàu điện ngầm là di chuyển vào các khung giờ thấp điểm. Mặc dù vậy, bạn vẫn có khả năng nhiễm các bệnh về đường hô hấp do tiếp xúc với các bề mặt như cột bám, tay vịn trong tàu điện ngầm, ghế và bàn trên tàu hỏa.
Để tự bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn cần rửa tay với nước sạch hoặc dùng dung dịch sát khuẩn cầm tay ngay khi xuống tàu. Ngoài ra, tuyệt đối không đưa tay lên mặt hay cắn móng tay trong khi di chuyển.
Sân bay
Ngày nay, sân bay chính là một trong những yếu tố góp phần làm lây lan các đại dịch trên toàn thế giới.
Trong đó, chỗ làm thủ tục kiểm tra an ninh chính là một trong những nơi chứa nhiều nguy cơ lây bệnh nhất. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại ĐH Nottingham và Viện Sức khỏe và Phúc lợi Quốc gia Phần Lan, 50% số khay đựng đồ ở khu làm thủ tục kiểm tra an ninh chứa ít nhất 1 loại mầm bệnh về đường hô hấp, ví dụ như cảm lạnh hoặc cúm.
Những chiếc khay này được hành khách sử dụng cả nghìn lần nhưng lại hiếm khi được vệ sinh. Vì thế, bụi bẩn từ đồ đạc trong túi và hành lý của mọi người dễ bám vào khay, biến đây thành nơi có nhiều vi khuẩn hơn cả nhà vệ sinh trong sân bay.
Ngoài ra tại sân bay, các hành khách thường có thói quen sờ vào tay vịn cầu thang, chỗ tựa tay tại các hàng ghế trong khu vực chờ. Chưa kể, họ còn liên tục phải đưa vé và hộ chiếu cho rất nhiều nhân viên an ninh và nhân viên làm thủ tục bay tại đây. Do đó, nguy cơ nhiễm bệnh là không hề nhỏ.
Trước tình hình lây lan của dịch covid-19, nhiều sân bay đã trang bị thêm các lọ nước rửa tay sát khuẩn để phục vụ hành khách. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tự mang theo một lọ nước rửa tay của riêng mình, để đề phòng trường hợp nơi bạn đến và đi không có.
Trên máy bay
Nhiều người cho rằng khoang máy bay chật chội sẽ là điều kiện lý tưởng để lây nhiễm virus, nhưng không phải theo cách mà ai cũng nghĩ.
Nhờ hệ thống lọc khí HEPA, không khí trên máy bay luôn được làm sạch liên tục, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hành khách. Tuy nhiên, nguy cơ lại đến từ các giọt bắn mà các hành khách và nhân viên phi hành đoàn mang theo khi họ di chuyển dọc lối đi.
Vì thế, vị trí ngồi tốt nhất trên máy bay là các ghế cạnh cửa sổ ở khu vực giữa máy bay. Ngoài ra, bạn cũng nên ngồi một chỗ trong suốt chuyến bay, hạn chế đi lại hết sức có thể, chỉ di chuyển khi cần thiết. Nếu không thể chọn chỗ cạnh cửa sổ, ghế giữa cũng là một lựa chọn không tồi.
Nếu ngồi cạnh hoặc ngồi gần người nhiễm bệnh, bạn gần như không thể làm gì khác. Một nghiên cứu cho biết, những người ngồi trong vòng 1 hàng ghế với bệnh nhân có 80% nguy cơ mắc virus dù ngồi ở loại ghế nào.
Taxi và xe máy
Taxi tuy không phải phương tiện có đông người sử dụng cùng lúc nhưng cũng thuộc nhóm có không gian chật hẹp. Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào bàn về nguy cơ lây nhiễm trên xe taxi, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo vị trí an toàn nhất là ngồi ở ghế ngay đằng sau lái xe.
Đó là bởi vì các tài xế thường có xu hướng tự bảo vệ bản thân khi gặp tai nạn, cũng như hành khách có thể kiểm soát các tài xế có ý đồ xấu từ đằng sau bằng cách kéo chặt dây an toàn qua vai họ. Về mặt sức khỏe, ngồi ở vị trí này sẽ giúp bạn sẽ tránh được các giọt bắn khi lái xe ho hoặc hắt xì.
Ngoài ra, các tài xế chỉ nên mở điều hòa trong xe ô tô với nhiệt độ trên 20 độ C, bởi virus SAR-CoV-2 khó có thể tồn tại ở nhiệt độ cao.
Xe máy cũng là một phương tiện nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm, bởi rất có thể người đi cùng bạn đang mang mầm bệnh trong cơ thể SAR-CoV-2 có thể lây qua các giọt bắn khi hai người trên xe trò chuyện cùng nhau, cũng như khi một trong hai người hắt xì hoặc ho.
Trong trường hợp bạn di chuyển bằng xe máy với người khác, hãy hạn chế trò chuyện trên đường đi. Luôn đeo khẩu trang trong suốt quãng đường và rửa tay ngay bằng xà phòng và nướ sạch hoặc dung dịch diệt khuẩn khi xuống xe.
Cách di chuyển tốt nhất trong mùa dịch: Đi bộ hoặc tự lái xe đạp và xe máy
Cách di chuyển an toàn nhất trong mùa dịch covid-19 chính là đi bộ hoặc tự mình điều khiển các phương tiện giao thông. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được số lần tiếp xúc với người lạ bên ngoài.
Chưa kể, đi bộ ít nhất 150 phút/tuần cũng giúp bạn tránh được các bệnh về tim mạch - căn bệnh còn nguy hiểm hơn cả covid-19 về mặt lâu dài.
Theo Telegraph
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai