Đi làm Tết Âm lịch 2023, người lao động nhận lương thế nào? Những khoản tiền NLĐ có thể nhận trong dịp Tết để tăng thu nhập gấp 3,4 lần
Lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ tết được tính cao hơn rất nhiều so với ngày làm việc thông thường. Do vậy nhiều người chọn thời điểm này là dịp để tăng thu nhập của bản thân.
- 21-01-202315 “nơi” phải đi trong ngày cuối cùng của năm để ăn Tết cho ngon: Đi trả nợ, đi rửa xe, đi gội đầu nào!
- 21-01-2023Chuyên gia phong thủy chỉ '3 nên, 2 tránh' khi bài trí cửa chính: Càng ở tài lộc càng nhân lên gấp bội, hưởng trọn phú quý bình an
- 20-01-2023Cuộc đời của 1 đứa trẻ có 8 năm “vàng ngọc”, nếu cha mẹ có thể nắm bắt và điều chỉnh cách dạy dỗ thì con lớn lên sẽ rất thông minh
Đi làm trong dịp Tết Âm lịch 2023 người lao động được trả bao nhiêu tiền lương?
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động, người lao động (NLĐ) làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương trả thực theo công việc đang làm như sau:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động đi làm vào ngày nghỉ của dịp Tết Âm lịch 2023 thì được trả số tiền lương như sau:
- Đi làm vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng 300% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 390% lương của ngày làm việc bình thường. (300% (tiền lương làm thêm giờ ngày lễ, tết) + 30% (làm việc vào ban đêm) + 20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày lễ, tết (300%) = 390%)
Lưu ý: Mức lương này chưa kể tiền lương ngày Tết nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Những khoản tiền người lao động có thể nhận được dịp Tết Nguyên đán 2023
Tiền thưởng Tết
Tính đến thời điểm hiện tại pháp luật vẫn chưa có bất cứ một quy định cụ thể về tiền thưởng tết. Việc thưởng tết áp dụng theo quy định về tiền thưởng tại Bộ Luật Lao động năm 2019 để tiến hành thưởng tết cho người lao động. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng cụ thể sẽ do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Như vậy, việc trả tiền thưởng tết không phải là quy định bắt buộc phải thực hiện mà chỉ là điều khoản khuyến khích của người sử dụng lao động. Việc thưởng nhiều hay ít sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của người sử dụng lao động với người lao động thông qua hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay khi người lao động không hoàn thành công việc theo quy định, họ hoàn toàn có thể không nhận được thưởng tết.
Tiền thưởng Tết do người sử dụng lao động quyết định, được công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở bằng Quy chế thưởng. Hình thức thưởng Tết cho người lao động tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp cũng như điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp.
Thời gian để được tính thưởng tết nên mỗi doanh nghiệp sẽ tự căn cứ vào tình hình, kết quả sản xuất, kinh doanh của mình để quyết định mức thưởng cho người lao động dựa trên hợp đồng lao động hoặc có cộng dồn thời gian học việc, thử việc…Các hình thức thưởng sẽ bao gồm thưởng bằng tiền, hiện vật, nhiều doanh nghiệp thưởng tết bằng chính sản phẩm mà doanh nghiệp mình sản xuất.
Tiền làm thêm giờ
Vào ngày nghỉ lễ, Tết quy định ở trên, người lao động đi làm được hưởng ít nhất bằng 300% so với tiền lương ngày làm việc bình thường, cộng thêm 100% tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương (tổng cộng hưởng ít nhất 400%).
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Trường hợp, nếu cần huy động người lao động làm việc trong dịp lễ, Tết thì người sử dụng lao động cũng cần đảm bảo các điều kiện tại khoản 2 Điều 107 bao gồm: Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, không quá 40 giờ/tháng; Bảo đảm tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ.
Nếu cố tình ép buộc người lao động đi làm vào ngày nghỉ quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm về hành, quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động.
Người lao động khó khăn nhận hỗ trợ từ quỹ Công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch 266 (ngày 26/10/2022) về việc "Tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023".
Theo đó, Kế hoạch đề ra một số hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động như: Tổ chức các hoạt động vui xuân; Tư vấn, khám sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí; Tư vấn pháp luật; Tặng quà cho đoàn viên, lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn còn tổ chức phương tiện đưa, đón hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để đưa đoàn viên, lao động có nhu cầu về quê đón Tết, trở lại làm việc đảm bảo an toàn, thuận lợi, chu đáo...
Công đoàn cơ sở căn cứ vào nguồn lực hiện có, tự quyết định mức chi chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Đối với các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn…dựa vào kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có hỗ trợ mức 500.000 đồng/người (chi bằng tiền mặt). Nếu đơn vị có nguồn thu xã hội hóa, cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm có thể chủ động chi cao hơn; phần chi cao hơn có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Đi làm vào ngày Tết, sau nghỉ lễ người lao động có được nghỉ bù không?
Trước đây, khoản 3, Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định về trường hợp người lao động được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ.
Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và cũng không có quy định nào thay thế. Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn chỉ ghi nhận trường hợp duy nhất được nghỉ bù dịp Tết là khi trùng ngày nghỉ lễ hằng tuần.
Cụ thể, tại khoản 3, Điều 111 quy định như sau: Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết quy định tại khoản 1, Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày Tết Nguyên đán trùng với ngày nghỉ hằng tuần, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp. Ngoài ra không còn quy định nào khác đề cập đến việc nghỉ bù dành cho người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch.
Do đó, khi đi làm dịp Tết, người lao động chỉ được tính lương làm thêm giờ chứ không được nghỉ bù vào ngày khác.
Thể thao văn hóa