Địa phương có tổ hợp lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam
Hiện nay, tổ hợp lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ USD và đã vận hành được hơn 5 năm.
- 15-02-2023Xuất khẩu Việt Nam năm 2022 xếp thứ 2 khối ASEAN-6, cao hơn Thái Lan và Philippines cộng lại
- 14-02-2023Đối tác thương mại duy nhất của Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu trên 10 tỷ USD trong tháng 1/2023
- 13-02-2023Một thành phố trực thuộc TW đặt mục tiêu GRDP bình quân trên 29.000 USD
Cụ thể, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa hiện là tổ hợp lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 9 tỷ USD, vận hành từ tháng 12/2018.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa thị xã Nghi Sơn cho biết, hiện nay, nguồn cung sản phẩm xăng, dầu từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cho thị trường Việt Nam đang là 35%, đóng góp vào tỷ trọng chung của nguồn cung xăng, dầu cả nước vào khoảng 65-70%.
Bên cạnh đó, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam và là một trong những nhà máy lọc dầu có thiết kế phức tạp nhất đang hoạt động ở Châu Á hiện nay.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2018 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có sự phát triển đột phá trên nhiều lĩnh vực. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong các năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Những kết quả tốt trong phát triển kinh tế đều có phần đóng góp quan trọng của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thông qua các hoạt động đầu tư, xây lắp, dịch vụ và nhất là sau khi có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế từ quá trình vận hành thử và vận hành thương mại.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất của cả nước. Các lĩnh vực sản xuất đều phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất…
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa giai đoạn 2018-2022. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa đạt khoảng 16,61%, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa đạt khoảng 16,43%, vẫn xếp thứ 2/63 tỉnh, thành.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh, thành đều giảm và Thanh Hóa cũng tương tự. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa đạt khoảng 5,92%, xếp thứ 14 cả nước. Năm 2021, khi nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại, tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa đã tăng lên đạt khoảng 8,85%, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành.
Đến năm 2022, thanh Hóa tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,51%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 11,5%) và đứng thứ 7 cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.924 USD, vượt 4,42% kế hoạch.
Theo báo cáo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, năm 2022 dự kiến nhập khẩu và nộp thuế cho 32 chuyến tàu dầu thô với số thu bình quân đạt 470 tỷ đồng/chuyến.Theo đó, ước tính đến hết năm 2022, số thuế thu nộp Ngân sách Nhà nước từ dầu thô năm 2022 ước đạt 15.040 tỷ đồng.
Nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng mặt hàng dầu thô nhập khẩu của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng thu nộp ngân sách từ 2020 đến nay đạt 28.990 tỷ đồng, chiếm hơn 81% tổng số thu của hàng hóa qua cảng Nghi Sơn trong cùng giai đoạn.
Theo đó, tổng số thu Ngân sách Nhà nước từ mặt hàng dầu thô chiếm hơn 80% tổng số thu nộp vào Ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan Thanh Hóa.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 48.820 tỷ đồng, vượt 73,5% dự toán Trung ương giao (vượt 65,0% dự toán tỉnh giao), tăng 20,3% so với năm 2021. Trong đó, thu nội địa 30.150 tỷ đồng, vượt 75,9% dự toán Trung ương giao (vượt 62,0% dự toán tỉnh giao), tăng 5,7% so cùng kỳ.
Một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong thu nội địa so cùng kỳ của tỉnh như sau : Thu từ doanh nghiêp̣ có vốn đầu tư nước ngoài tăng 73,1%; thu từ doanh nghiêp̣ nhà nước tăng 2,9%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 15,9%; lệ phí trước bạ tăng 10,4%; thuế bảo vê ̣môi trường tăng 25,5%; thu tiền sử dụng đất giảm 15,3%; thu xổ số kiến thiết tăng 17,0%...
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 18.670 tỷ đồng (chủ yếu thu từ nhập khẩu dầu thô), vượt 69,7% dự toán, tăng 55,1% so cùng kỳ.
Nhịp sống kinh tế