Địa phương phát triển trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam phấn đấu GRDP bình quân đạt 14.500 USD
TP. HCM hiện là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất cả nước. Theo định hướng phát triển TP. HCM, việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế sẽ góp phần tạo ra đột phá mới, đưa thành phố trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế.
- 04-01-2023Top 5 tỉnh thành quy mô kinh tế lớn nhất cả nước năm 2022
- 04-01-2023Thủ tướng: Đừng mất thời gian với những dự án đầu tư lặt vặt
- 04-01-2023Vùng kinh tế nào dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước cả năm 2022?
Nghị quyết 31-NQ/TW (Nghị quyết 31) của Bộ Chính trị đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, TP. HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.
Cùng với đó, thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.
Tầm nhìn đến năm 2045, TP. HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á. Đặc biệt, thành phố sẽ là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.
Hiện này, TP. HCM đang tập trung phát triển trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại. Đồng thời, thành phố xây dựng cơ chế, chính sách, hạ tầng kỹ thuật phù hợp để sớm xây dựng thành công Trung tâm Tài chính quốc tế TP. HCM.
Đây là trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam và được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển đồng bộ các thị trường; thúc đẩy kinh tế tri thức, công nghệ số trong các ngành dịch vụ (tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thương mại điện tử, du lịch, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế chất lượng cao...).
Trên thực tế, TP. HCM có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm tài chính quốc tế mà các địa phương khác không có. UBND TP. HCM cho biết, ngoài vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, TP. HCM đang là một đầu tàu động lực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam. Thành phố chỉ chiếm khoảng 10% dân số và 0,63% diện tích cả nước nhưng trong các năm qua, TP HCM đã đóng góp lớn nhất cho GDP và ngân sách quốc gia.
Việt Nam đang ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế đặc biệt trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này. Do đó, TP. HCM đang sở hữu lợi thế tự nhiên sẵn có để phát triển các trung tâm tài chính quốc tế trong.
TP. HCM không chỉ nằm ở múi giờ khác biệt mà còn nằm ở vị trí chỉ cách khoảng 3 giờ bay với các nền kinh tế năng động của châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines.
Trong nhiều năm, thành phố đã thu hút rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh mua bán - sáp nhập (M&A), các quỹ đầu tư mạo hiểm và kiều hối. Cùng với đó, mật độ tập trung của các định chế tài chính của thành phố thuộc nhóm cao nhất cả nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, trung tâm tài chính quốc tế sẽ tạo ra sự phát triển của nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường sống. Quan trọng là trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM phải trở thành trụ cột chính, tập trung phát triển các công ty công nghệ tài chính thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, chứng khoán và đầu tư.
Nhịp sống kinh tế