Địa phương sắp có thêm dự án cảng biển 2.100 tỷ đồng có tiềm năng gì?
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình, tỉnh vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng tổng hợp quốc tế Hòn La cho Công ty Cổ phần Cảng Hòn La có trụ sở đóng trên địa bàn. Theo đó, dự án sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình nói riêng, cũng như cả nước nói chung.
- 28-09-2022Trường hợp nào sẽ không được tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp từ năm 2022?
- 28-09-2022GS-TSKH. Nguyễn Mại: Thu hút FDI gặp thách thức lớn khi Fed tăng lãi suất
- 28-09-2022Top 10 địa phương có tốc độ tăng thu nhập bình quân nhanh nhất cả nước trong 10 năm qua
Cụ thể, dự án sẽ được triển khai tại Khu kinh tế Hòn La với thời hạn hoạt động là 50 năm, kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến thực hiện từ năm 2022 - 2024 với số vốn khoảng 940 tỷ đồng; giai đoạn 2 từ 2025 - 2026, kinh phí hơn 1.170 tỷ đồng.
Cảng tổng hợp quốc tế Hòn La đánh giá là dự án sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình nói riêng, cũng như cả nước nói chung. Dự án cũng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Vốn là một tỉnh ven biển Miền Trung với đường bờ biển dài, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, Quảng Bình hội tụ đầy đủ các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển như vận tải biển, phát triển kinh tế hàng hải và du lịch biển. Theo số liệu của Cục Thống kê địa phương, trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Quảng Bình đạt 6,13%. Sang đến năm 2021, do tác động của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh chỉ đạt 4,83%.
Nguồn: Cục Thống kê địa phương
Hiện Quảng Bình có 2 khu kinh tế (KKT) và 8 khu công nghiệp (KCN) với diện tích quy hoạch 65.703ha. KKT Hòn La được thành lập năm 2008 với tổng diện tích tự nhiên 10.000 ha, trong đó diện tích phần đất liền 8.900 ha, phần còn lại là diện tích mặt nước. KKT nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, thuộc địa phận 8 xã huyện Quảng Trạch; tiếp giáp KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; và là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế đường 12A và KKT cửa khẩu Cha Lo. KKT Hòn La cũng là con đường ngắn nhất của Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan đi ra biển thông qua QL12A.
Tính đến nay, KKT Hòn La đã thu hút được 56 dự án với tổng mức đầu tư 91.000 tỷ đồng. Một số dự án lớn vẫn đang triển khai xây dựng, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh như Trung tâm điện lực Quảng Trạch, nhà máy viên nén năng lượng Dowha…
Bên cạnh KKT Hòn La, Quảng Bình còn có KKT Cha Lo. KKT này được thành lập vào năm 2002, thuộc địa bàn 6 xã huyện Minh Hoá, tổng diện tích quy hoạch 53.923ha. Đến nay, KKT cửa khẩu Cha Lo đã thu hút đầu tư được 25 dự án, tổng vốn đăng ký 580 tỷ đồng, trong đó, số vốn thực hiện mới chỉ ước đạt 325 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đến nay, nhiều nhà đầu tư, nhiều thương hiệu lớn đã có mặt tại Quảng Bình như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty CP Điện gió B&T; Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh; Tập đoàn SCG (Thái Lan), Tập đoàn CP (Thái Lan)... đầu tư trên các lĩnh vực trung tâm thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng, bất động sản, sân golf, nông nghiệp, vật liệu xây dựng, nhiệt điện, năng lượng, logistics...
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2022, nhận định vềề tiềm năng phát triển của cảng biển của địa phương, ông Phan Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty PTSC nhận định, sự phát triển mạnh mẽ của vận tải biển trong nước và quốc tế. Nhận định được xu hướng của ngành logistics nói chung, vận tải biển nói riêng, cũng như triển vọng phát triển cảng biển tại khu vực Quảng Bình trong tương lai, PTSC đang triển khai các thủ tục cần thiết để nâng cấp cầu cảng Hòn La có thể tiếp nhận tàu đến 30.000DWT.
"Toàn bộ hồ sơ về thẩm định kết cấu cầu cảng, PCCC, đánh giá tác động môi trường đã hoàn thành và nguồn vốn duy tu vùng nước trước bến đã được thu xếp. Cảng Hòn La đang nghiên cứu dự án khả thi nối dài thêm 100m cầu cảng về phía khu vực thượng lưu cảng trong giai đoạn 2024-2025. Trước mắt cảng sẽ xây dựng bến cầu tạm tại khu vực này để phục vụ dự án nhiệt điện nhằm bảo đảm tiến độ cho dự án", ông Phan Thanh Tùng cho biết.
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030, tỉnh đặt mục tiêu có tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8,4 - 8,8%/năm. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 là 8,0 - 8,5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 là 8,5 - 9,0%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 145 - 150 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển (Du lịch và dịch vụ biển; Công nghiệp ven biển; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới; Khai thác khoáng sản biển, năng lượng) đóng góp khoảng 15 - 20% GRDP của tỉnh.
Nhịp sống kinh tế