MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng

22-12-2022 - 10:06 AM | Tài chính quốc tế

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng

Để đăng cai tổ chức FIFA World Cup, các quốc gia chủ nhà thường tiêu tốn hàng tỷ USD.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế, sự nổi tiếng, nước chủ nhà thường phải chịu nhiều áp lực khi tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới.

World Cup thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người. Tiêu chuẩn thi đấu được nâng cấp theo thời gian. Đồng thời, hiện nay nhiều công nghệ kỹ thuật đã được áp dụng vào giải đấu như công nghệ VAR, công nghệ Goal Line,...

Trong các kỳ gần đây, nhiều quốc gia như Qatar, Nga và Nam Phi đã dành nhiều thời gian và công sức để tổ chức World Cup một cách hoành tráng và chuyên nghiệp nhất. Sẵn sàng chi hàng tỷ USD cho cơ sở vật chất, cao hơn cả GDP để giành quyền đăng cai World Cup cho thấy việc tổ chức sự kiện này là niềm tự hào dân tộc, khẳng định vị thế của bất kỳ quốc gia nào.

Dưới đây là danh sách 8 kỳ World Cup đắt đỏ nhất mọi thời đại

01. Qatar (2022) - 220 tỷ USD

Kỳ World Cup “chịu chi” bậc nhất tính đến thời điểm hiện tại thuộc về nước chủ nhà Qatar. Quốc gia này vừa có một năm đăng cai rực rỡ cùng thành công của Lionel Messi và Argentina.

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 1.

Sân vận động Qatar. Ảnh: telegraph

Qatar được cho là đã chi một khoản tiền kỷ lục 220 tỷ USD, nhưng thực tế con số đã lên tới 300 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng. Toàn bộ sân vận động, khách sạn, cơ sở huấn luyện đều được cải tạo lại. Tám địa điểm diễn ra trận đấu đều được xây mới và sử dụng công nghệ nhập khẩu tiên tiến nhất. Mức độ chi tiền của Qatar vượt xa quốc gia khác trong các kỳ World Cup trước đây.

02. Brazil (2014) - 15 tỷ USD

Năm 2014 là kỳ World Cup đầu tiên sử dụng công nghệ nên đây được coi là một trong những giải đấu quan trọng nhất trong lịch sử bóng đá. Giải đấu chứng kiến sự ra mắt lần đầu của phương pháp thử nghiệm chống doping - xác định các tuyển thủ có sử dụng chất kích thích hay không?. Công nghệ Goal Line - phương pháp kiểm tra bóng đã lăn qua vạch cầu môn hay chưa cũng được sử dụng trong giải đấu năm 2014 này.

Brazil đã chi 15 tỷ USD để đầu tư và cải tạo nhiều sân vận động quy mô lớn. Ngoài chuẩn bị cho World Cup, khoản đầu tư còn có mục đích phục vụ đăng cai Thế vận hội Olympic vào năm 2016.

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 2.

Sân vận động Brazil. Ảnh: constructionweek

03. Nga (2018) - 11,6 tỷ USD

Nga đăng cai tổ chức World Cup 2018. Đây được coi là giải đấu hấp dẫn nhất trong lịch sử. Đội tuyển quốc gia Pháp đã giành chiến thắng trong kỳ này.

4 năm trước, tổ chức khủng bố IS đã gây nhiều sợ hãi cho thế giới nên World Cup cũng như các đội tuyển đã nhận được sự quan tâm và lo lắng của công chúng trước thềm khai mạc. May mắn, các giải đấu diễn ra tốt đẹp mà không có bất kỳ sự cố nào.

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 3.

Sân vận động Nga. Ảnh: foottheball

Để chuẩn bị cho sự kiện, Nga đã cho xây dựng các sân vận động hiện đại nhất và nhập khẩu cỏ từ nhiều quốc gia khác.

04. Hàn Quốc Và Nhật Bản (2002) - 7 tỷ USD

World Cup 2002 là một trong những giải đấu bất ngờ nhất trong lịch sử World Cup. Nhiều cái tên hàng đầu của làng bóng đá thế giới đã bị đánh bại bởi những đội yếu hơn như Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc. Hai quốc gia này lần lượt đứng thứ ba và thứ tư.

Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức ở hai quốc gia châu Á. Trong thời gian diễn ra, Hàn Quốc và Nhật Bản đã chi 7 tỷ USD và thay đổi đáng kể cơ sở hạ tầng thể thao của đất nước họ. Giải đấu cũng đã thu hút đông đảo người tham dự - 2.705.198 người.

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 4.

Sân vận động Hàn Quốc. Ảnh: reddit

05. Đức (2006) - 4,3 tỷ USD

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 5.

Sân vận động Đức. Ảnh: stadiumguide

Năm 2006 là lần đăng cai thứ hai của Đức nhưng quốc gia này vẫn đầu tư rất “mạnh”. Mặc dù đã có một số sân vận động hàng đầu thế giới, nhưng Đức vẫn chi khoảng 4,3 tỷ USD để cải tạo cơ sở vật chất. Giải đấu năm ấy được nhiều khán giả khen ngợi và thành công rực rỡ. Số người tham dự trung bình là 52.491 người.

06. Nam Phi (2010) - 3,6 tỷ USD

World Cup 2010 lần đầu tiên được tổ chức trên lục địa châu Phi. Đây được coi là một sự kiện lịch sử. Mặc dù trước khi khai mạc, có nhiều thông tin rò rỉ trên truyền thông rằng FIFA đã nhận hối lộ để trao quyền đăng cai World Cup cho Nam Phi, nhưng nước chủ nhà đã tổ chức thành công vượt qua mọi mong đợi.

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 6.

Sân vận động Nam Phi. Ảnh: Pinterest

Để chuẩn bị cho sự kiện, một số sân vận động mới đã được xây dựng. Các sân vận động cổ như Soccer City cũng được khôi phục trở lại. Ấn Độ đã lựa chọn 10 địa điểm tại 9 thành phố khác nhau để tổ chức World Cup. Trận chung kết được diễn tại thành phố Johannesburg.

World Cup 2010 là một trong những giải đấu mang tính biểu tượng. Văn hóa châu Phi và thánh ca Waka Waka đến nay vẫn được nhiều người hâm mộ yêu thích.

07. Pháp (1998) - 2,3 tỷ USD

Năm 1998, với tư cách là chủ nhà, Pháp phải đối mặt với áp lực nặng nề sau khi Mỹ tổ chức World Cup 1994 quá thành công. Để chuẩn bị, Pháp đã chi 2,3 tỷ USD cho cơ sở vật chất và chọn 10 thành phố làm địa điểm thi đấu.

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 7.

Sân vận động Pháp. Ảnh: rugbypass

Vừa là nước chủ nhà, Pháp đồng thời là nhà vô địch giải đấu năm đó. Những cổ động viên nước nhà đã đóng vai trò quan trọng trong thành công này. Số người tham dự các trận đấu trung bình là 43.511 người. World Cup 1998 đã tăng số lượng quốc gia tranh tài từ 24 lên 32 đội.

08. Mỹ (1994) - 500 triệu USD

Brazil đã đánh bại những người Ý hùng mạnh tại sân vận động Rose Bowl ở California để giành chức vô địch World Cup năm 1994.

Mỹ có thể không phải một cường quốc bóng đá nhưng quốc gia này đã tổ chức một trong những kỳ World Cup ngoạn mục nhất vào năm 1994. Số người tham dự trung bình là 63.991 người, cao nhất trong lịch sử World Cup. Mỹ đã chi 500 triệu USD - một con số lớn vào những năm cuối thế kỷ 20. Sau khi trải qua quá trình cải tạo quy mô lớn, 9 địa điểm đã được chọn làm nơi tổ chức.

Điểm lại mức độ chịu chi của 8 nước chủ nhà đăng cai World Cup: Tiêu tốn hàng tỷ USD, đứng thứ 4 là quốc gia châu Á, ‘mạnh’ nhất thế giới nhưng lại ‘đứng chót’ bảng xếp hạng - Ảnh 8.

Sân vận động Mỹ. Ảnh: stadiumguide

Mỹ một lần nữa sẽ đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 và được kỳ vọng sẽ tạo thêm một kỳ tích sau Qatar năm nay.

Tham khảo: therichest

Thùy Bảo

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên