MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ba điểm nhấn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ qua chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris

Ảnh: REUTERS

Ảnh: REUTERS

Ngày 25/8, đoàn làm việc của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris với lãnh cao cấp cao Việt Nam đã nhấn mạnh 3 vấn đề hợp tác về kinh tế nhằm tiếp cận thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ.

Đầu tiên, thúc đẩy doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ. Chính phủ Mỹ đã công bố dự án Cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân (IPSC) trị giá 36 triệu USD nhằm phát triển doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ và giúp gia tăng việc làm ở các khu vực nông thôn thông qua áp dụng công nghệ mới của Mỹ.

Thứ hai, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số. Theo đó, Chính phủ Mỹ đã công bố Đội ngũ lao động cho Hệ sinh thái Khởi nghiệp và Đổi mới (WISE) cung cấp 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động, kỹ năng thấp sang lực lượng lao động đào tạo tốt hơn giúp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế số toàn cầu.

Nhà Trắng nhấn mạnh, việc xây dựng các kỹ năng số cho Việt Nam "sẽ tăng cơ hội giao thương giữa Mỹ và Việt Nam đồng thời thúc đẩy các công nghệ của Hoa Kỳ".

Cuối cùng là vấn đề liên quan đến việc giảm thuế nhập khẩu nông sản từ Mỹ. Từ đó, nông dân và các nhà sản xuất thịt của Mỹ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam hơn, thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ bảy của Mỹ, nhờ Việt Nam loại bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu MFN (thuế đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại) với ngô, lúa mì và các sản phẩm từ thịt lợn từ Mỹ.

Chính quyền ông Joe Biden khẳng định, việc cắt giảm thuế quan này cho phép nông dân Mỹ cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm chất lượng và giá cả cạnh tranh đồng thời giúp giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam.

Tại cuộc họp tiếp bà Kamala Harris, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự tin cậy lẫn nhau giữa hai quốc gia, Việt Nam mong muốn cùng Mỹ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kinh tế - thương mại song phương và đánh giá cao thỏa thuận đã đạt được về chính sách tỷ giá tiền tệ.

Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ.

"Một nền kinh tế Việt Nam sôi động là rất quan trọng đối với các chuỗi cung ứng mà người Mỹ phụ thuộc vào, điều mà dịch bệnh COVID-19 đã chỉ ra rõ ràng rằng khi ngừng sản xuất ở nước ngoài đã dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa trong nước", thông cáo báo chí phát đi từ Nhà Trắng sáng nay nêu rõ.

Anh Vũ

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên