MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều chỉnh mức đóng BHXH để cải thiện lương hưu

30-11-2023 - 15:04 PM | Xã hội

Trong quá trình góp ý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nhiều ý kiến thắc mắc, tại sao mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động Việt Nam cao (32%) nhưng lương hưu thực tế lại thấp, không đáp ứng cuộc sống tối thiểu.

Về việc này, nhiều người chỉ ra rằng vấn đề nằm ở chỗ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang dùng 2 bảng lương một bảng lương thực tế với số tiền thực nhận của người lao động và bảng lương thứ hai dùng để đóng BHXH. Với bảng lương để đóng BHXH, doanh nghiệp thường chọn mức thấp nhất mà pháp luật quy định. Thế nên dù tỉ lệ đóng cao nhưng mức đóng thực tế luôn ở mức tối thiểu.

Ông Đỗ Văn Sáng, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Him Lam (quận Bình Thạnh) nhìn nhận mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH rất quan trọng. BHXH luôn đi theo nguyên tắc đóng - hưởng. Vì vậy nếu đóng ít thì lương hưu chắc chắn rất thấp. Mà thực tế không chỉ lương hưu thấp, các chế độ khác của BHXH như ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp, BHXH một lần… cũng đều bị ảnh hưởng và người thiệt thòi chính là người lao động. Chính vì vậy, tại công ty ông, lâu nay chỉ có một bảng lương để chi trả cho người lao động cũng như đóng bảo hiểm. "Vì lợi ích lâu dài của người lao động, cả doanh nghiệp và tập thể người lao động đều rất ủng hộ và thực hiện nghiêm túc. Từ thực tế tại đơn vị, tôi cho rằng điều cần thiết phải khắc phục hiện nay để người lao động co mức lương hưu tiệm cận mức sống tối thiểu là quy định mức đóng để nâng mức nền làm căn cứ đóng BHXH"-ông Sáng cho hay.

Điều chỉnh mức đóng BHXH để cải thiện lương hưu - Ảnh 2.

Ông Trần Anh Kiệt, đại diện Công ty TNHH Hitachi Zosen Việt Nam (quận 1), cũng cho rằng đã đến lúc phải quan tâm về mức tiền lương đóng BHXH. Tiền lương làm căn cứ đóng là yếu tố quyết định lương hưu nhưng thực tế trong các năm qua, nhiều doanh nghiệp luôn sử dụng bảng lương riêng dành để đóng BHXH, đáng nói là bảng lương này luôn rất thấp chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với lương tối thiểu vùng. "Theo các nghiên cứu, khảo sát, lương tối thiểu vùng chỉ đáp ứng được 70% mức sống tối thiểu của người lao động nhưng lại căn cứ vào đó để đóng BHXH thì lương hưu rất khó lòng theo kịp mức sống tối thiểu. Sẽ không thể có lương hưu đủ sống nếu không quản lý được tình trạng dùng 2 bảng lương tại các doanh nghiệp và điều chỉnh tiền lương đóng BHXH dựa trên thu nhập thực tế của NLĐ"-ông kiệt nói.

Đồng ý cần tăng mức đóng BHXH nhưng nhiều người cho rằng điều này cần phải có một quá trình để điều chỉnh và thay đổi.

Bởi hiện nay ý thức của người lao động và cả doanh nghiệp đều chưa tốt bởi theo quy định, phần đóng góp từ doanh nghiệp cao hơn so với phần đóng góp của người lao động nhưng vẫn xảy ra tình trạng người lao động đồng tình, thậm chí thỏa thuận với doanh nghiệp để đóng mức thấp. Việc này sẽ giúp người lao động có khoản thu nhập trước mắt cao hơn nhưng thiệt hại về lâu dài.

Theo N.Hoàng

nld.com.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên