MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều hành những "kỳ lân" đầy tiềm năng, tiền và nhân tài không thiếu nhưng tại sao các doanh nhân châu Âu không thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình?

04-10-2019 - 09:19 AM | Tài chính quốc tế

Các nhà lập pháp ở châu Âu không tạo điều cho các start-up "công cụ" cho phép họ chia sẻ lợi nhuận với chính các nhân viên của mình.

Johannes Reck, 34 tuổi, là đồng sáng lập của một start-up ở Berlin, GetYourGuide. Đây là ứng dụng cho phép khách đặt tour du lịch trực tuyến ở 150 quốc gia và dự kiến sẽ tăng doanh thu bán vé trong năm nay lên mức 75%. Tháng 5, GetYourGuide đã huy động được 484 triệu USD từ các nhà đầu tư và hiện tại có giá trị hơn 1 tỷ USD.

Công ty của Reck chính xác là "chú kỳ lân" mà các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu muốn có nhiều hơn, bởi họ dẫn đầu ngành kinh doanh có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Reck đang tức giận. 

Vấn đề không phải là thiếu nhân tài

Vấn đề ở đây là gì? Reck không thể cung cấp quyền chọn cổ phiếu cho nhân viên mà không phải vướng vào những rắc rối. Trong nhiều thập kỷ, các trung tâm công nghệ ở Mỹ đã dành quyền chọn cổ phiếu cho các nhân viên để thúc đẩy sự đổi mới và sự thịnh vượng của công ty. Thung lũng Silicon là nơi các kế hoạch khuyến khích việc nắm giữ cổ phần công ty đã trở nên phổ biến như những trận bóng bàn hay buổi tập yoga giữa trưa. Không giống như vậy, ở châu Âu, văn hoá quyền chọn vẫn chưa thực sự được ưa chuộng. Trong khi một số nhà lập pháp đang bắt đầu nới lỏng sự hạn chế đối với việc trả lương, sẽ khó có thể thu hẹp khoảng cách tình trạng bất bình đẳng đang trở thành vấn đề cấp bách hơn ở cả 2 bên bờ Đại Tây Dương.

Điều hành những kỳ lân đầy tiềm năng, tiền và nhân tài không thiếu nhưng tại sao các doanh nhân châu Âu không thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình? - Ảnh 1.

Người tiêu dùng và các nhà lập pháp châu Âu từ lâu đã giảm bớt tình trạng trả lương không công bằng. Vài năm trước, Hà Lan đã giới hạn tiền thưởng cho các chủ ngân hàng, nhà quản lý tài sản và các chuyên gia tài chính khác với mức 20% lương cơ bản. Các doanh nhân đều phải chịu mức thuế cao và các lệnh hạn chế - thường khiến việc chia cổ phần và quyền chọn gặp nhiều rắc rối hơn so với giá trị của công ty. 

Khi nhân viên ở Đức thực hiện quyền chọn, họ phải trả thuế thu nhập dựa trên chênh lệch giữa giá trị thị trường hợp lý và giá xác định (strike price), tỷ lệ đó dao động từ 14% đến 47,5%. Họ còn phải trả thuế trên thặng dư vốn (CGT) cho khoản lợi nhuận tăng thêm khi bán cổ phần.

Ngược lại, người Mỹ thường trả lãi suất 0% đến 20% cho thuế CGT khi quyền chọn được mua lại, dù họ có thể phải trả thêm tiền khi thực hiện quyền chọn, tuỳ thuộc vào thời gian và loại hình của chương trình khuyến khích mua vốn cổ phần. Theo nghiên cứu năm 2018 của Index Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm ở London, Đức và 14 quốc gia khác bao gồm cả Thuỵ Điển và Hà Lan, phải chịu mức thuế cao hơn Mỹ khi thực hiện quyền chọn.

Đối với các doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm, vấn đề không chỉ là việc thu hút nhân tài hàng đầu. Sự ràng buộc về chế độ đãi ngộ cũng là một lý do lớn tại sao châu Âu không thể có những công ty công nghệ nổi tiếng thế giới với tầm cỡ ngang Mỹ. Những lực lượng khác cũng vậy. Dù là một phần của Liên minh EU, nhưng các quốc gia thành viên vẫn là một tập hợp các thị trường bị phân tách, không thể tập trung vào quy mô không biên giới như Mỹ đạt được. 

Ngoài ra, có một định kiến rằng lĩnh vực kinh doanh của châu Âu đơn giản là không thể chịu đựng được sự thử nghiệm và những thất bạn không thể tránh khỏi như ở Thung lũng Silicon. Trong khi các chính phủ trên khắp EU đã chi hàng trăm triệu euro để đầu tư vào các start-up, thì một thứ mà các doanh nhân thực sự muốn có lại nằm ngoài tầm với.

Trường hợp ngoại lệ chỉ là số ít

Spotify, Klarna và TransferWise dẫn đầu một danh sách các công ty châu Âu đã khiến cả ngành công nghệ châu Âu rung chuyển, với những sản phẩm và mang đến sự giàu có cho các nhà đầu tư cũng như nhân viên. Tương tự, một số ít các quốc gia đã áp dụng cách thức áp dụng chế độ đãi ngộ của Mỹ. Anh, Italy, Bồ Đào Nha và Pháp áp thuế quyền chọn đối với lãi vốn khi họ đầu tư tiền mặt. 

Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Ở nhiều thị trường châu Âu khác, các nhà sáng lập start-up phải sử dụng nhiều cách giải quyết khác nhau để làm hài lòng các nhân viên. Ở Thuỵ Điển, quyền chọn có thể bị đánh thuế như thu nhập, ở mức hơn 50%. Klarna, một công ty phát triển ứng dụng thanh toán kỹ thuật số, "bước qua" dự luật này bằng cách phát hành chứng quyền có vốn hoá hợp lý, sử dụng mô hình Black-Scholes - phải đóng thuế khi lãi vốn ở mức 25% đến 30% tại thời điểm bán.

Điều hành những kỳ lân đầy tiềm năng, tiền và nhân tài không thiếu nhưng tại sao các doanh nhân châu Âu không thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình? - Ảnh 2.

Dẫu vậy, cũng như tiền thưởng, chứng quyền được định giá đủ cũng không phải là quyền chọn có mức giá thấp hơn, theo Knut Frangsmyr, COO của Klarna. Các công ty ở Áo, Cộng hoà Séc và Tây Ban Nha phân phối "quyền chọn ảo"*, nhưng những công cụ này thực sự chỉ là khoản tiền thưởng dựa trên danh nghĩa khác và có thể không mang lại vận may bất ngờ khi công ty IPO.

(*): Là cam kết trả tiền mặt (hoặc tương đương) tại một thời điểm trong tương lai. Tuy nhiên, số tiền mặt được thanh toán có thể dao động, tuỳ vào giá trị gắn với giá trị thực của cổ phiếu.

Ở Đức, ít nhất thì vấn đề này cũng dần được cải thiện. Bettina Startk-Watzinger, chủ tịch Uỷ ban Tài chính tại Bunderstag, quốc hội Đức, đã đưa ra quy định giảm một nửa thuế đối với quyền chọn cổ phiếu thay vì "đánh" vào thu nhập. Bà lo ngại rằng các công ty công nghệ tiềm năng sẽ tìm đến các quốc gia khác nếu các nhà lập pháp không chịu thay đổi.

Tuy nhiên, bà Start-Watzinger sẽ không thể dễ dàng thuyết phục các đảng của Đức trong việc thay đổi luật pháp để tạo điều kiện cho người lao động trong lĩnh vực công nghệ. Đức không hề cởi mở như Mỹ và Anh về việc giảm thuế trong các lĩnh vực cụ thể, thậm chí là để thúc đẩy sự đổi mới, theo Micheal Mandel, một nhà kinh tế tại Viện Chính sách Tiến bộ ở Washington. Phải đến cuối năm nay, chính phủ Đức mới đề xuất giảm thuế cho các hoạt động đầu tư R&D trong các ngành công nghiệp, dù đây là một chính sách phổ biến ở nhiều nước phương Tây.

Bất kỳ khi nào Bundestag thảo luận về vấn đề tín dụng thuế, các nhà lập pháp thường đặt câu hỏi rằng liệu doanh thu sụt giảm có khiến các dịch vụ xã hội suy yếu hay không. Đây là một vấn đề gây tranh cãi trong giới chính trị ở một đất nước miễn phí học phí tại các trường đại học và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ công.

Người mạo hiểm, kẻ chán nản bỏ cuộc 

Dù Reck rất quyết tâm để tạo ra một thành tích đáng nhớ về quyền chọn, nhưng anh đã bỏ cuộc sau khi nhận ra rằng khoản thuế phải trả trước sẽ khiến các nhân viên rỗng túi. Do vậy, anh đã triển khai cổ phần thay thế - về cơ bản là khoản thưởng tiền mặt gắn với mức định giá của GetYourGuide. Những khoản đó bị đánh thuế dưới dạng thu nhập, nhưng không có thuế CGT. Tuy nhiên, GetYourGuide đến nay vẫn chưa có lợi nhuận, họ phải dự trữ tiền mặt để thanh toán các khoản chi. Reck cho biết có lẽ họ sẽ phải thực hiện IPO.

Raisin là một start-up khác, họ đã "liều mạng" cấp quyền chọn cổ phiếu cho nhân viên. Raisin điều hành một "thị trường tiền gửi" trực tuyến, phù hợp với những người có nhu cầu tiết kiệm ở châu Âu với các ngân hàng có lãi suất tốt nhất. Được hậu thuẫn bởi Goldman Sachs và Paypal, công ty đã đầu tư 16 tỷ euro vào các loại tài sản.

Frank Freund, đồng sáng lập và CFO của Raisin, không muốn phá vỡ những yêu cầu đã có từ lâu. Khi Raisin cung cấp cổ phần, một công chứng viên phải đọc to thoả thuận về chế độ đãi ngộ kéo dài hơn 1 tiếng cho nhân viên và Freund. Tuy nhiên, Freund tin rằng công ty đã làm điều đúng đắn. Anh chia sẻ: "Khi bạn có tham gia vào hiệu suất và sự tăng trưởng của công ty, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn. Sẽ thật tuyệt nếu nhiều công khác ở Đức cũng làm như chúng tôi."

Còn Scott Chacon sẽ bỏ qua thực tế đó. Chacon là một doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập trang web phát triển phần mềm GitHub. Anh giờ đây đang ở Berlin với liên doanh mới của mình, Chatterbug - cung cấp dịch vụ gia sư ngôn ngữ trực tuyến. Chatterbug chọn địa điểm cho trụ sở ở San Francisco và Berlin để tiếp cận thị trường đa dạng của Đức. Họ cung cấp cho các nhân viên quyền chọn cổ phiếu kiểu Mỹ hoặc "cổ phần ảo" kiểu Đức. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo rằng các chương trình khác là điều không thể. Đứng bên cạnh Chacon, Anne Leuscher, COO của công ty, chia sẻ rằng: "Tôi ước hệ thống của chúng tôi cũng giống như Mỹ. Nhưng ở Đức họ không cho phép chúng tôi làm giàu." 

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên