MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều hành tỷ giá: Linh hoạt là thành công

15-09-2019 - 22:56 PM | Tài chính - ngân hàng

Tỷ giá tiền đồng tính đến hết tháng 8/2019 hầu như không đổi so với đô la Mỹ, trong khi nhân dân tệ đã gần đến ngưỡng 7,2.

Có một hiện tượng “lạ” đang diễn ra: bất chấp những biến động của thị trường tài chính tiền tệ gần đây, đồng Việt Nam là một trong hai đồng tiền của khu vực (cùng với đồng bath của Thái Lan) không mất giá so với đô la Mỹ trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung ngày càng leo thang và nhân dân tệ mất giá liên tục. Tỷ giá tiền đồng tính đến hết tháng 8/2019 hầu như không đổi so với đô la Mỹ, trong khi nhân dân tệ đã gần đến ngưỡng 7,2.

Trên thực tế, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra bởi Việt Nam nhập siêu rất lớn với Trung Quốc nên thông thường tỷ giá đồng Việt Nam với đô la Mỹ sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi nhân dân tệ mất giá so với đô la Mỹ.

Điều hành tỷ giá: Linh hoạt là thành công - Ảnh 1.

Chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dần thuyết phục được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước rằng đó là giải pháp đúng đắn, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế Việt Nam.

Nhưng đáng mừng là đến thời điểm này, quan trọng hơn cả là thanh khoản của hệ thống ngân hàng chưa có dấu hiệu căng thẳng, khoản chênh lệch lãi suất qua đêm vẫn ở mức an toàn. Ngay cả khi giá vàng “phi mã” đột biến lên xấp xỉ 43 triệu đồng/lượng, hiện tượng người dân ồ ạt, đổ xô đi mua vàng cũng không còn xuất hiện nhiều.

Theo lý giải của các chuyên gia kinh tế, cơ sở để tiền đồng Việt Nam duy trì được sự ổn định chính là năng lực sản xuất trong nước gia tăng và nguồn ngoại tệ chủ yếu được sử dụng để nhập hàng hoá trung gian, sản xuất hàng xuất khẩu nên cung - cầu ngoại tệ phục vụ sản xuất khá cân bằng. Cùng với đó, dự trữ ngoại hối dồi dào trong khi chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức cao (1,8%) là yếu tố tiếp tục hỗ trợ tiền đồng tiếp tục giữ giá trong thời gian tới.

Chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dần thuyết phục được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước rằng đó là giải pháp đúng đắn, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế Việt Nam. Từ chỗ bị “chê” là cứng nhắc, kém linh hoạt, thậm chí có cả những ý kiến cực đoan cho rằng các chính sách của Ngân hàng Nhà nước đang khiến người dân phải bỏ hết vàng, đôla cất giữ bấy lâu ra để Nhà nước nắm giữ, sau một loạt biến động khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, càng ngày càng có nhiều chuyên gia kinh tế ghi nhận chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là phù hợp với kinh tế Việt Nam và đủ khả năng tránh cho nền kinh tế những cú sốc tiền tệ lớn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng phân tích rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, chính sách tiền tệ đã đến lúc cần thay đổi, không thể cứng nhắc và găm giữ mãi ở mức tỷ giá trước đó được coi là hiệu quả với nền kinh tế, mà cần có biên độ linh hoạt hơn, hài hòa hơn với nhịp tăng giảm của toàn cầu. Bên cạnh đó cũng rất cần cảnh giác với những giải pháp mà nếu không được giải thích rõ ràng thì có thể khiến một số quốc gia khác, cụ thể là Hoa Kỳ, hiểu không đúng về chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Theo Thu Thủy

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên