MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Digiworld muốn vay ngân hàng 800 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm

Digiworld muốn vay ngân hàng 800 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm. Ảnh minh hoạ.

Digiworld muốn vay ngân hàng 800 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm. Ảnh minh hoạ.

Digiworld đã thông qua phương án đề nghị cấp tín dụng tại Ngân hàng Techcombank tối đa 4 tháng theo từng khế ước nhận nợ, tổng hạn mức tín dụng 800 tỷ đồng và không có tài sản bảo đảm.

CTCP Thế Giới Số (Digiworld, MCK: DGW) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc vay vốn tại Ngân hàng Techcombank.

Cụ thể, HĐQT Digiworld đã thông qua phương án đề nghị cấp tín dụng tại Ngân hàng Techcombank tối đa 4 tháng theo từng khế ước nhận nợ, tổng hạn mức tín dụng 800 tỷ đồng và không có tài sản bảo đảm.

Mục đích vay nhằm bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, mở LC mua bán hàng hóa/nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng nhanh, chăm sóc sức khỏe của Công ty.

Lãi suất sẽ được xác định theo quy định của Techcombank theo từng thời kỳ. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu khác của DGW.

Các thành viên của DGW cam kết dùng toàn bộ nguồn thu, tài sản để ưu tiên trả nợ cho Techcombank, theo lịch trả nợ được quy định trước các cá nhân và tổ chức tín dụng khác. DGW cũng cam kết vì bất cứ lý do gì nếu không trả được nợ, sẽ tự nguyện bàn giao toàn bộ tài sản thế chấp, cầm cố để Techcombank toàn quyền xử lý để thu hồi nợ mà không gây bất cứ trở ngại gì. Techcombank cũng được toàn quyền trích tiền từ tài khoản của DGW để thu nợ khi đến hạn.

Tại thời điểm 31/12/2023, dư nợ vay của DGW ở mức 2.327 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm, chiếm 31% tổng nguồn vốn. Hầu hết là vay ngắn hạn tại các ngân hàng như Vietcombank, HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, ANZ Việt Nam… đa phần không có tài sản bảo đảm.

Về tình hình kinh doanh, năm 2023, doanh thu DGW đạt 18.818 tỷ đồng, giảm 15% và lãi ròng hơn 354 tỷ đồng, lao dốc 48%.

Thời điểm kết thúc năm 2023, tổng tài sản của DGW đạt hơn 7.500 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm.

Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận giá trị 3.003 tỷ đồng, dù giảm 8% nhưng vẫn chiếm đến 40%, cao nhất trong cơ cấu tài sản. Phần nhiều đến từ giá trị hàng hóa bao gồm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay…

Theo Hà Anh (t/h)

An Ninh Tiền Tệ

Từ Khóa:
Trở lên trên