DN đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải ký quỹ 2 tỷ đồng
Theo Nghị định số 112/2021/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (doanh nghiệp dịch vụ) phải thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- 14-12-2021Các đối tượng được điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp cụ thể ra sao từ 1/1/2022?
- 14-12-2021Một tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 còn 2%
- 14-12-2021Bảng lương công chức năm 2022 khi lùi cải cách tiền lương
Đối với doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500 triệu đồng đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ.
Còn doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, phải thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Mức tiền ký quỹ bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.
Về mức trần tiền ký quỹ của người lao động, Nghị định quy định doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định và phải ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, đối với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tất cả các ngành, nghề trừ nghề thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải mức trần tiền ký quỹ đối với người lao động là 12 triệu đồng; đối với thị trường Hàn Quốc là 36 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Chinhphu.vn