Đồ chơi truyền thống lên ngôi, làng nghề 40 năm tuổi làm xuyên đêm, lãi hơn 100 triệu đồng
Để kịp phục vụ người dân trong dịp Trung Thu sắp tới, người dân làng chuyên làm đồ chơi trung thu đang dồn hết thời gian để tạo ra những sản phẩm cuối cùng và không dám nhận thêm hàng vì sợ không kịp tiến độ.
- 23-09-2020Bánh Trung thu phong cách Hong Kong của Long Đình
- 20-09-2020Triết lý ‘ngược đời’ của người thợ Hà thành 40 năm làm khuôn bánh Trung thu
- 20-09-2020Bánh Trung thu là "chân ái" của bao người nhưng có 4 nhóm người nên cẩn thận khi ăn nếu không có thể gây hại cho sức khỏe
Cách Hà Nội chưa tới 100km, những nghệ nhân làng chuyên làm đồ chơi trung thu truyền thống Ông Hảo - Hưng Yên đang hối hả tạo ra những sản phẩm đồ chơi truyền thống phục vụ khách hàng.
Theo chia sẻ từ một số nghệ nhân tại làng này, trung thu đang đến gần, tầm này năm trước sẽ ngừng nhận đơn để làm nốt nhưng đơn hàng cuối nhưng vì lượng khách đặt hàng thêm quá lớn nên vẫn cố nhận đơn tới hết ngày 10/8 (âm lịch).
"Đa số khách hàng tới làng tìm mua, đến thời điểm hiện tại, nhà tôi đã cung cấp cho các tiểu thương trăm nghìn chiếc mặt nạ và trống các loại không thể đếm được", ông Vũ Huy Đông, một trong số số ít nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi truyền thống tại làng Ông Hảo nói.
Để kịp trả đơn cho khách, nhiều nhà đã phải thức trắng đêm để làm trống và vẽ màu mặt nạ. Ông Đông cho biết thêm, cứ mỗi khi tới dịp Trung thu là sân nhà ông và những nhà làm đồ chơi trung thu lại tràn ngập các loại mặt nạ nhiều sắc màu.
"Dù rất mệt nhưng mỗi năm chỉ có một lần nên cả gia đình vẫn cố để gìn giữ những đồ chơi dân tộc tới cả nước", bà Hạnh, vợ ông Đông tâm sự.
Không chỉ phục vụ những loại mặt nạ, đầu lân truyền thống, gia đình ông Đông, bà Hạnh còn sản xuất thêm nhiều loại mặt nạ mới như Ngộ Không, Đường Tăng…để không bị lỗi thời.
Hàng trăm năm qua, những người dân thôn Ông Hảo vẫn miệt mài đóng những chiếc trống, làm đầu sư tử, đầu lân, mặt nạ…, với thu nhập chủ yếu từ "lấy công làm lãi".
Mỗi chiếc mặt nạ loại nhỏ có giá 20.000 đồng/chiếc, loại lớn và chú tễu có giá 30.000 đồng đến 40.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, nếu khách muốn tới tham quan và trải nghiệm tự tô vẽ mặt nạ giấy bồi sẽ có giá 15.000 đồng/chiếc mặt nạ chưa sơn.
"Riêng tiền mua vật liệu, dụng cụ để làm trống bà đã phải bỏ ra số tiền không nhỏ khoảng trên 600 triệu đồng, mỗi năm thu lãi hơn 100 triều đồng", bà Hạnh tiết lộ.
Để làm ra được chiếc trống cũng tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, bà Nguyễn Thị Ngành (một nghệ nhân làm trống tại Làng Ông Hảo) tiết lộ, trước kia, loại gỗ được dùng để làm trống thường là gỗ mít, nhưng nay sử dụng chủ yếu là gỗ trám, bồ đề, hoặc mỡ.
Hiện nay chỉ còn khoảng 6 gia đình làm nghề. Nguyên liệu chính để làm mặt trống đó là da trâu. Sau mỗi mùa Trung Thu, người dân tại đây lại tiếp tục đi tìm nguyên liệu để làm trống phục vụ mùa Trung Thu tiếp theo.
Ông Vũ Văn Hởi - Nghệ nhân làm trống Trung Thu 40 năm tại Làng Ông Hảo chia sẻ, hết mùa Trung Thu, ông lại tiếp tục thu mua gỗ, mua da, tô vôi, làm làm, khuôn trống…để phục vụ khách hàng mùa tiếp theo).
Một chiếc trống khi đánh có tại được tiếng vang hay không, đó phần lớn là do da, da trâu khi được mua về sẽ được xẻ từng tảng làm 3 – 4 mảnh sao cho thật đều rồi ngâm trong nước vôi để tẩy màu. Thời gian ngâm khoảng 5 – 7 ngày thì vớt ra phơi khô.
Công đoạn làm thân trống cũng đòi hỏi nghệ nhân phải thật sự tỉ tỉ tạo khuôn, nhưng ngày nay có sự hỗ trợ của máy cắt nên thời gian làm khuôn cũng nhanh hơn, mỗi ngày nghệ nhân có thể làm được hơn 100 chiếc khuôn trống).
Công đoạn bưng da trống được coi là một trong những bước khó nhất, theo các nghệ nhân tại đây, khâu bưng da được xem là một trong những công đoạn cần nhiều kinh nghiệm và đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất. Theo ông Hởi, hiện tại cả làng Ông Hảo chỉ còn vài người làm được công việc này.
Khâu cuối cùng đó là quét sơn vào thân trống và đóng tai, do tất cả các công đoạn đều làm thủ công nên mất khá nhiều thời gian để hoàn thành được một sản phẩm.
Nhịp sống Việt