Đổ mồ hôi nhiều: Dấu hiệu cảnh báo 2 căn bệnh bạn nên biết để xử lý ngay từ khi còn trẻ
Đổ mồ hôi là sự bài tiết bình thường của cơ thể, nhưng nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường thì hãy cẩn thận với 2 căn bệnh sau đây. Phát hiện sớm để điều trị là cần thiết.
- 04-10-2018Không cần thực phẩm chức năng, chỉ áp dụng những điều này, máu trong cơ thể ắt "tự sạch"
- 04-10-20185 loại rau dân dã ở Việt Nam thành “thần dược” đắt giá trên thế giới
Ra mồ hôi nhiều có nguy hiểm không?
Đổ mồ hôi là một biểu hiện bình thường của sự trao đổi chất của con người, về cơ bản tất cả mọi người đều có thể đổ mồ hôi trong nhiều điều kiện khác nhau, có người đổ mồ hôi nhiều trong mùa hè, nhưng cũng có đổ mồ hôi cả trong thời tiết mùa đông.
Vào mùa đông, tỉ lệ đổ mồ hôi thường ít hơn do thời tiết lạnh, ít vận động hơn. Tuy nhiên, ở một số người, cơ thể có sự suy nhược hoặc thận yếu nên có thể vẫn ra mồ hôi ít nhiều vào mùa lạnh.
Một số người, không kể là mùa hè hay mùa đông thì đều có một triệu chứng là đổ mồ hôi trong khi ăn cơm, điều này có vấn đề gì hay không?
Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), đổ mồ hôi là một hoạt động bài tiết bình thường của cơ thể, ở một góc độ nào đó lại có những lợi ích tốt cho sức khỏe. Trong quá trình đổ mồ hôi, cơ thể sẽ tăng cường bài tiết. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi trong khi ăn cơm thì có lợi không, hãy tham khảo thông tin quan trọng sau đây.
Trong thực tế, nếu bạn bị đổ mồ hôi với số lượng nhiều hơn những người bình thường, thì chắc chắn nó không thể là bình thường. Một số người có triệu chứng đổ mồ hôi trong bữa ăn hoặc trong một thời gian căng thẳng nào đó, được các bác sĩ gọi là hiện tượng hyperhidrosis – đổ nhiều mồ hôi.
Đổ nhiều mồ hôi được xem là một loại bệnh, khi cơ thể cảm thấy không được thoải mái, chứng đổ mồ hôi sẽ phát sinh, vì thế, nếu bạn bị chứng đổ mồ hôi nhiều, hoặc người thân, bạn bè của bạn có chứng này, hãy cẩn thận xem đó là một loại bệnh tật cần được chữa trị.
Nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi nhiều
1. Lượng đường trong máu thấp
Lượng đường trong máu thấp, hạ đường huyết hay đường huyết thấp cũng là một chứng bệnh phổ biến có nhiều người mắc.
Trong thực tế, những người có thói quen thường xuyên không ăn sáng, trong thời gian dài cũng cso thể dẫn đến mắc bệnh đường máu thấp. Mặc dù đây là một dạng bệnh không nặng, vì hàm lượng đường trong máu thấp chỉ có tính tạm thời, nếu bổ sung kịp thời ngay sau đó thì chỉ số đường huyết lại trở về bình thường.
Hiện tượng đường trong máu thấp xảy ra chủ yếu ở những người có thể chất khá yếu ớt, khí huyết không đủ, da mặt nhợt nhạt, xanh xao. Trong trường hợp này, họ rất dễ bị đổ mồ hôi nhiều, cơ thể thiếu sức sống, hít thở mệt mỏi.
Trong trường hợp lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp, có thể dẫn đến chóng mặt và ngã ngất xỉu. Nếu bạn thuộc nhóm người này thì nên chú ý mang theo ít kẹo bánh hoặc sô cô la theo người, khi cảm thấy cơ thể không được khỏe hoặc rơi vào tình trạng khó chịu thì nên ăn đồ ngọt bổ sung ngay. Sau khi ăn thì tình trạng chóng mặt và tụt đường huyết sẽ giảm.
2. Bệnh cường giáp
Cường giáp là một căn bệnh liên quan đến tuyến giáp thông thường, chủ yếu là do rối loạn hoóc môn tuyến giáp gây ra. Đặc tính chính của nó là không dung nạp nhiệt, ra mồ hôi, và sẽ rất khó chịu, nóng nảy thất thường, tâm trạng không ổn định, giấc ngủ chập chờn không sâu, thi thoảng gây ra mất ngủ, trạng thái tinh thần kém, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống bình thường.
Ra mồ hôi là trạng thái hoạt động bài tiết bình thường của cơ thể trong quá trình trao đổi chất, nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là ra mồ hôi trong khi ăn cơm, cả mùa hè lẫn mùa đông, thì bạn nên cẩn thận.
*Theo Bác sĩ Gia đình (TQ)
Trí thức trẻ