Doanh nghiệp du lịch kiệt quệ
Theo thông tin của Sở Du lịch Hà Nội, từ cuối tháng 1 đến nay, doanh nghiệp du lịch và nhà hàng, khách sạn đối mặt khó khăn chồng chất. Đặc biệt, vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, khi dịch bùng phát lần 4, nhiều khách sạn trên phố Hàng Bạc, Hàng Bè, Hàng Dầu, Ngõ Huyện… (quận Hoàn Kiếm) đã dừng kinh doanh.
- 05-05-2021Lo ngại 'sức khỏe' doanh nghiệp du lịch
- 15-04-2021Doanh nghiệp du lịch vui trở lại
- 10-03-2021Doanh nghiệp du lịch kiến nghị giảm 50% thuế VAT
Tại Đà Nẵng, các khu vực trước đây vốn đông vui thì giờ vắng bóng khách du lịch. Nhiều chủ khách sạn đã phải rao bán khách sạn ở khu vực đắc địa như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn...
Trong khi đó, theo Sở Du lịch Khánh Hòa, hiện nay toàn tỉnh có 1.113 cơ sở lưu trú du lịch với gần 50.000 phòng nhưng do lượng khách giảm sâu nên công suất sử dụng phòng trong quý I/2021 trên địa bàn tỉnh rất thấp. Tại Nha Trang, nhiều khách sạn lần lượt được rao bán với mức giá từ 10 tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Tùy theo nội thất, vị trí và phân khúc, các khách sạn sẽ được rao với mức giá khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kinh doanh khách sạn đi vào bế tắc, việc bán khách sạn với giá cao vô cùng khó. Theo nhiều chủ khách sạn, ngay cả khi đã giảm giá sâu nhưng vẫn không có người hỏi mua.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho hay: “Các chủ cơ sở này cho biết, họ tạm ngưng hoạt động để giảm chi phí, cắt lỗ và để chờ thị trường hồi sinh”.
Còn theo Sở Du lịch TP.HCM, chỉ có khoảng hơn một nửa số doanh nghiệp lữ hành còn đang hoạt động cầm chừng sau 5 tháng đầu năm 2021.
Tiền phong