MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nhượng quyền tin tưởng thị trường ngành thức uống Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

02-01-2018 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Ngành thức uống tại Việt Nam đón nhận mức tăng trưởng liên tục 7 năm nay (từ 2010 tới 2017). Mức sống người dân tăng, ngành thức uống Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầy tiềm năng. Trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa, sự xuất hiện liên tục các thương hiệu mới làm tăng sức ép cạnh tranh. Các thương hiệu nhượng quyền vẫn tự tin sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Ngành giải khát tăng trưởng liên tục

GDP đầu người tại Việt Nam năm 2017 ước đạt 2.400 đô la Mỹ (tăng khoảng 9% so với năm 2016). 41% thu nhập này dành cho thực phẩm, nước uống và thuốc lá. Cơ cấu tiêu dùng được dự đoán sẽ không ngừng độ “hot”.

Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam là 12%. Dự báo tăng trưởng năm từ nay đến 2019 đạt 16,1% (Nguồn BMI). Mức tiêu thụ thức uống của người Việt Nam năm 2016 đạt đến 82 tỷ lít. Đến 2020, dự đoán tổng tiêu thụ sẽ tăng lên lên 109 tỷ lít. Thị trường thức uống không cồn dự kiến sẽ cán mốc 7.3 tỷ đôla Mỹ vào năm này.

Xu hướng cao cấp hóa (premiumisation) trong sản phẩm thức uống thể hiện ngày càng rõ. Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm chất lượng, có lợi cho sức khỏe, đa dạng về hương vị.

Mới đây nhất, thương vụ chuyển nhượng cổ phần Bia Sài Gòn trị giá 104 ngàn tỷ của tỷ phú Thái Lan cho thấy hấp lực lớn của thị trường ngành thức uống Việt Nam. Thị trường thức uống chứng kiến sự bành trướng của các doanh nghiệp nước ngoài qua con đường M&A hay FDI.

Đặc tính vùng miền cũng thể hiện rõ trong thói quen tiêu thụ thức uống ở ba miền. Nghiên cứu định tính của Ipsos cho thấy: Miền Bắc chú trọng bao bì, chạy theo trào lưu. Miền Nam thích thử thức uống mới, đa dạng. Miền Trung khá bảo thủ và có xu hướng trung thành với các loại thức uống quen dùng lâu năm.

Thị trường trà sữa bùng nổ

Trong xu thế tăng trưởng chung, thị trường chứng kiến sự bùng nổ của dòng sản phẩm trà sữa Đài Loan. Theo báo cáo của Nielsen Việt Nam, loại đồ uống này đã trở thành điểm sáng rõ rệt trong thị trường FMCG (Nhóm hàng tiêu dùng nhanh) trong các quý liên tục, liên tục đóng góp gần 40% cho tổng doanh thu của FMCG.

Trà sữa xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, và cũng từng làm mưa làm gió, với phân khúc khách hàng chủ yếu là học sinh – sinh viên. Trầm lắng một thời gian, khoảng 4 năm gần đây, hàng loạt thương hiệu trà sữa xuất hiện từ Đài Loan, Singapore và cả Việt Nam - với con số lên đến 1.500 quán. Trung bình một ngày có 4 cửa hàng trà sữa xuất hiện.

Tiềm lực cho thị trường này giữ sức hấp dẫn là nhờ lực lượng dân số trẻ (từ 15-34 tuổi), chiếm hơn 36% dân số. Khách hàng của trà sữa không chỉ giới học sinh-sinh viên như trước mà mở rộng ra khối văn phòng.

Khảo sát của Q&Me cho thấy tỷ lệ nhận biết trà sữa cao hơn ở người được hỏi trong độ tuổi 30-39. Giới văn phòng sẵn sàng chi trả nhiều tiền để mua một ly trà sữa chất lượng đến từ thương hiệu hàng đầu.

Liệu có bão hòa sau cơn đổ bộ ào ạt?

Thời gian gần đây, sự ra đi của một số thương hiệu kinh doanh thức uống cho thấy “miếng bánh” này không dễ nuốt. Áp lực về chi phí mặt bằng, nhân công, chiến lược giá cộng với việc loay hoay xác định ưu thế bán hàng trong vùng biển có quá nhiều cá lớn lẫn cá bé là các yếu tố dẫn đến sự thất bại của không chỉ cửa hàng nhỏ lẻ mà còn cả các quy mô dạng chuỗi. Tuy nhiên, cửa hàng trà sữa nhượng quyền vẫn liên tục xuất hiện và khai trương ồ ạt. Điều này đặt ra cho nhà đầu tư băn khoăn: Cạnh tranh quá gay gắt có làm trào lưu này nhanh thoái trào?

Trong khảo sát của Q&Me, bạn bè là yếu tố lớn nhất, giúp người tiêu dùng nhận biết và quyết định chọn mua trà sữa. Sau đó là các yếu tố có bán ở gần nơi ở/làm việc/học tập và thấy mọi người xung quanh uống. Sự truyền miệng (thông qua bạn bè) rất quan trọng trong việc sống còn của thương hiệu trà sữa.

Vào quý 3 năm nay, không chỉ các thương hiệu trà sữa lớn Gongcha, Koi Thé... bành trướng bằng cách tăng số lượng cửa hàng liên tục, mà những thương hiệu lâu đời tại Đài Loan cũng không ngừng tấn công Việt Nam. Ten Ren, ShareTea, OneZo là những cái tên tiếp tục khuấy động thị trường trà sữa cuối năm vốn chưa bao giờ hạ nhiệt.

“Con đường trà sữa” nổi tiếng TP.HCM Hồ Tùng Mậu là “hàn thử biểu” đo độ nóng của thị trường. Các thương hiệu trà sữa mới nổi thường chọn mở cửa hàng có diện tích vừa đủ để tối ưu hoá bài toán kinh tế với chi phí mặt bằng trung tâm đắt đỏ. Tuy nhiên một số nhãn lại chọn cách thức đi ngược đám đông, OneZo _ cửa hàng trà sữa nhượng quyền Đài Loan, tự tin khai trương toà nhà 3 tầng tại góc đường Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế. Sự chịu chơi về vị trí và quy mô cửa hàng cho thấy tham vọng và quyết định có phần mạo hiểm của tân binh này khi lấn sân vào miếng bánh vốn đã bị chia nhỏ quá nhiều.

Để tạo sự khác biệt, cửa hàng OneZo đầu tư không gian ngồi rộng rãi thay vì chỉ giới hạn không gian cho khách mua đi, đánh trúng tâm lý thích chụp ảnh, check-in, ngồi tụ tập thư giãn cùng bạn bè của giới trẻ.

Một không gian bếp mở ngay tại cửa hàng, cho khách tận mắt thấy quy trình chế biến trân châu bằng tay với mong muốn đem lại một khái niệm mới về “trân châu sạch”. Hạt trân châu tại đây cũng đặc biệt hơn những nơi khác. Sự đầu tư hơn 10 loại mùi vị màu sắc độc lạ như trân châu xương rồng, mứt dâu tằm, mè đen... cho thấy OneZo khá nghiêm túc với định vị là thương hiệu trà sữa có nhiều loại trân châu ấn tượng nhất hiện nay.

Theo chia sẻ của đại diện nhãn hàng, kế hoạch phát triển sắp tới của OneZo là tiếp tục mở rộng điểm bán tại các khu vực quận huyện lớn như Nguyễn Trãi - Quận 1, Phan Văn Trị - Gò Vấp, Hoàng Việt - Tân Bình... với cửa hàng có thiết kế bắt mắt, chỗ ngồi rộng thoáng để tạo điều kiện mua hàng cho mọi đối tượng.

Sự ra mắt của OneZo cho thấy các đơn vị kinh doanh trà sữa nhượng quyền vẫn tự tin. Họ cho rằng các thương hiệu có sản phẩm và dịch vụ tốt, giá cả hợp lý cùng chiến lược đúng đắn sẽ vẫn tồn tại lâu dài. Theo bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch của Retail & Franchise Asia, các sản phẩm trà sữa vẫn còn chỗ cho sự phát triển tại thị trường trong nước.

(Nguồn tham khảo: Ipsos, BMI Research, Q&Me Nielsen).

A.D

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên