Doanh nghiệp nội khó đưa hàng vào siêu thị ngoại
Chiết khấu siêu thị tăng cao khiến các doanh nghiệp nội khó đưa hàng vào siêu thị ngoại.
- 26-04-2016Hàng Thái Lan lấn sân: Doanh nghiệp nội lúng túng
- 20-04-2016Xúc tiến xuất khẩu thời hội nhập: Doanh nghiệp “tính kế” tăng nội địa hóa
- 31-03-2016Doanh nghiệp bán lẻ nội tìm hướng đi mới
-
Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
-
“Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng
Mới đây hệ thống Big C Việt Nam yêu cầu tăng thêm chiết khấu hoa hồng trong các hợp đồng mới của năm 2016 đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa. Không chỉ Big C, nhiều doanh nghiệp bán lẻ ngoại khác cũng đưa ra mức chiết khấu cao, khiến cho các doanh nghiệp nội địa đứng trước nhiều khó khăn trong việc đưa hàng hóa vào hệ thống siêu thị.
Trong bối cảnh hội nhập, mở cửa thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm lĩnh phần lớn kênh bán lẻ hiện đại, rõ ràng đây là một trong những thách thức đối với doanh nghiệp cung ứng hàng nội địa.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 3-4/2016, nhiều siêu thị gửi thư đến các doanh nghiệp đề xuất tăng chiết khấu. Trong đó, Big C là siêu thị đưa ra mức tăng cao nhất, tăng thêm 4,25%-5,5%, lên mức 17%-25%.
Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Big C Việt Nam không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các nhà cung cấp thủy sản. Bởi lẽ trong điều kiện kinh doanh hiện nay, tổng mức chiết khấu 10% đã gần quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp, việc Big C đòi mức chiết khấu cao nhất lên đến 25% thì không doanh nghiệp nào đáp ứng được.
“Việc chiết khấu là thỏa thuận kinh doanh giữa 2 bên, chúng tôi không thể cung cấp. Trong hợp đồng ràng buộc là không tiết lộ cho người thứ 3 biết. Big C vẫn đang tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ thu mua cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng Việt tại Big C vẫn chiếm đa số đến 90-95%. Hiện nay không có sự thay đổi,” ông Nguyên cho hay.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh Tập đoàn Central Group của Thái Lan vừa chính thức mua hệ thống Big C Việt Nam với tổng giá trị giao dịch 1,05 tỷ USD, động thái yêu cầu tăng chiết khấu hoa hồng đối với doanh nghiệp cung ứng hàng Việt Nam đặt ra nghi vấn hệ thống siêu thị này “ép” doanh nghiệp nội phải trả hoa hồng cao để được vào mạng lưới phân phối, hoặc phải ra khỏi hệ thống, để nhường chỗ cho hàng hóa Thái Lan.
Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng, đây là một hình thức cạnh tranh không bình đẳng. Tuy nhiên, rất khó để “bắt bẻ” hay kiện Big C bởi thực tế không có luật nào quy định một con số chiết khấu hoa hồng cụ thể khi đưa hàng vào siêu thị. Đây chỉ là thỏa thuận riêng giữa 2 bên, không công khai và cơ quan quản lý khó can thiệp.
“Big C yêu cầu mức chiết khấu cao, đẩy hàng Việt Nam ra khỏi siêu thị. Đây là sự cạnh tranh không lành mạnh, thủ đoạn tinh vi. Lý do chi phí đội lên buộc chiết khấu tăng chỉ là ngụy biện. Với mức chiết khấu cao thì lợi nhuận giảm. Về luật thì không vi phạm, luật không quy định mức chiết khấu bao nhiêu. Chỉ là thỏa thuận 2 bên. Nên lách luật bằng cách áp dụng biện pháp này tạo sự cạnh tranh bất bình đẳng chèn ép doanh nghiệp cung ứng hàng hóa,” TS. Long phân tích.
Trong một vài năm trở lại đây thị trường bán lẻ chứng kiến những thương vụ chuyển nhượng lớn như Metro, Big C về tay các tập đoàn của Thái Lan, rồi sự xuất hiện ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Aeonmall, Lottemart…
Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ước tính riêng các hệ thống siêu này chiếm gần 50% doanh số bán hàng. Rõ ràng, khi các doanh nghiệp bán lẻ nắm được khâu phân phối thì đồng thời cũng sẽ có quyết định đến hoạt động cung ứng ra thị trường. Nói cách khác, họ có quyền đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng, mức chiết khấu hoa hồng… Doanh nghiệp nội địa muốn đưa hàng vào hệ thống buộc phải chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc ra khỏi hệ thống siêu thị, nhường chỗ cho các nhà cung ứng khác. Hiện không chỉ Big C mà còn nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khác cũng đòi hỏi mức chiết khấu cao, gây khó cho doanh nghiệp cung ứng.
Ông Phú cho rằng, doanh nghiệp cần đề nghị siêu thị giải trình xem mức tăng chiết khấu như vậy có hợp lý không, cơ sở nào để tăng như vậy. Về phía Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương cần xem xét có hiện tượng tập trung kinh tế, ép nhà cung ứng hay không. Bởi riêng 2 tập đoàn Thái Lan chiếm 52 trong số gần 100 điểm bán của các siêu thị ngoại trên thị trường Việt Nam.
Vụ việc này một lần nữa cho thấy khó khăn của các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa trong nước trước sức ép của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cơ chế bảo hộ sẽ không còn, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ nội địa phải liên kết chặt chẽ với nhau, đưa ra chiến lược cạnh tranh dựa trên uy tín hàng hóa cũng như giá thành hợp lý. Các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng không nên chỉ dựa vào hệ thống siêu thị mà cần mở rộng mạng lưới phân phối qua các kênh bán lẻ khác. Có như vậy, doanh nghiệp nội mới có thể trụ vững và chiếm lĩnh thị trường./.
VOV