MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp Việt Nam đang quay về thị trường EU sau thập kỷ "rời bỏ": Giá trị xuất cá tra 2 tháng đầu năm tăng mạnh nhất với hơn 40%, đạt 20 triệu USD

22-03-2022 - 10:24 AM | Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam đang quay về thị trường EU sau thập kỷ "rời bỏ": Giá trị xuất cá tra 2 tháng đầu năm tăng mạnh nhất với hơn 40%, đạt 20 triệu USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến nửa đầu tháng 2, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 20,2 triệu USD - tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất thời gian gần đây. Trong đó, Hà Lan, Bỉ, Đức và Tây Ban Nha là 4 thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn nhất trong khối của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Sau hơn 2 năm liên tiếp, xuất khẩu cá tra sang châu Âu (EU) giảm mạnh và hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam rút khỏi thị trường, từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp Việt đã bắt đầu quay trở lại và xuất khẩu mạnh sang thị trường này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến nửa đầu tháng 2, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 20,2 triệu USD - tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất thời gian gần đây. Trong đó, Hà Lan, Bỉ, Đức và Tây Ban Nha là 4 thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn nhất trong khối của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Điểm lại 10 năm trước, EU là thị trường xuất khẩu cá tra truyền thống và lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, sau giai đoạn hoàng kim 2016-2018, xuất khẩu cá tra sang EU bắt đầu giảm dần.

Đặc biệt, 2 năm bùng phát dịch Covid-19, nhiều nhà nhập khẩu cho biết phải đối mặt với khó khăn về tài chính do nhu cầu tiêu thụ cá thịt trắng, trong khi chi phí logistic, chi phí vận chuyển... tăng đột biến. Nhiều khách hàng EU đã chủ động đề nghị được giảm mua, hủy hoặc hoãn các đơn hàng đã ký hoặc sắp sửa ký trong khi giá mua không hấp dẫn. Đến năm 2021, có gần 25 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam rút khỏi thị trường này và chuyển sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Mexico, Brazil, Ai Cập, Colombia, Thái Lan.

Dù vậy, sang năm 2022, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đang tăng trưởng dương tích cực trở lại cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn quay trở lại thị trường này. Đặc biệt, căng thẳng giữa Nga và Ukraine được cho là tạo cơ hội cho ngành cá tra Việt khi các quốc gia EU có thể lựa chọn thay thế nguồn cung nhập khẩu cá minh thái từ Nga.

Được biết, Mỹ, EU và Hàn Quốc hiện đang xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với hàng hóa của Nga, với một số chính trị gia Mỹ đặc biệt thúc đẩy lệnh cấm đối với thủy hải sản của Nga. Trung Quốc cũng đã và đang giảm mua hải sản của Nga vì chính sách Zero Covid. Giới quan sát cho rằng các sản phẩm cá thịt trắng có thể có lợi hơn, bao gồm các doanh nghiệp như Vĩnh Hoàn (VHC), I.D.I, Nam Việt (ANV).

Hiện, doanh số cá minh thái phi lê của Nga đạt 76.000 tấn (MT) và trị giá 247 triệu USD; và doanh số cá tuyết đạt 34.200 tấn, trị giá 239,5 triệu USD vào năm 2021. Như vậy, cá tra của Việt Nam có thể là một lựa chọn thay thế lý tưởng cho sự thiếu hụt phi lê của Nga do giá cả cạnh tranh.

VHC đã công bố tình hình xuất khẩu 2 tháng đầu năm, trong đó xuất sang EU tăng trưởng 2 chữ số. Cụ thể, riêng tháng 2/2022 vừa qua tổng doanh thu VHC đạt được 1.075 tỷ đồng (bao gồm Sa Giang), tăng 137% so với cùng kỳ và tăng 30% so với tháng trước.

Về thị trường xuất khẩu, doanh số xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh 221% lên 627 tỷ đồng, Trung Quốc tăng 73%, châu Âu tăng 32%. Lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu VHC đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Việt Nam đang quay về thị trường EU sau thập kỷ rời bỏ: Giá trị xuất cá tra 2 tháng đầu năm tăng mạnh nhất với hơn 40%, đạt 20 triệu USD - Ảnh 1.
https://cafef.vn/doanh-nghiep-viet-nam-dang-quay-ve-thi-truong-eu-sau-thap-ky-roi-bo-gia-tri-xuat-ca-tra-2-thang-dau-nam-tang-manh-nhat-voi-hon-40-dat-20-trieu-usd-20220321095149386.chn

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên