MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên?

24-04-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Ðến thời điểm hiện tại, ngành Ngân hàng đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong đó tiêu biểu có Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với chuỗi các chương trình hỗ trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 1.

Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid -19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Dưới tác động của dịch, không ít doanh nghiệp thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các SME (chiếm tới 98% số doanh nghiệp Việt Nam) phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.

Một khảo sát doanh nghiệp được Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện vào tháng 3 vừa qua cho biết: Khoảng 74% số doanh nghiệp được khảo sát dự kiến phải tạm thời dừng hoạt động hoặc có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động nếu đến tháng 6/2020 bệnh dịch vẫn chưa được khống chế.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 2.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cùng với những khó khăn do căng thẳng thương mại, dịch Covid-19 như "một cú đánh mạnh mẽ" đến cộng đồng SME bởi đây vốn là những doanh nghiệp bị hạn chế nhiều mặt về nguồn vốn, nhân lực và thị trường.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 3.

Cụ thể, khi dịch bệnh bùng phát, người dân thắt chặt chi tiêu, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng khiến doanh thu của các SME giảm sút. Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp Hà Nội (Hanoisme) cho thấy, các SME bị ảnh hưởng bởi thị trường là hơn 30%, ảnh hưởng do nguồn nhân lực bị cắt giảm trên 40%. Hàng hóa sản xuất ra nhưng không bán được, thì việc đầu tiên là phải cắt giảm là nhân lực và lương thưởng…Tuy nhiên, do năng lực còn hạn chế, những giải pháp trên chỉ là giải pháp mang tính trước mắt, khó giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài.

Chính vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đề xuất ra những giải pháp mong Chính phủ ưu tiên hỗ trợ như giảm thuế, miễn lãi suất đối việc nộp chậm thuế, miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh, hỗ trợ vốn vay ưu đãi với doanh nghiệp, hay giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay…

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 4.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh, Chính phủ đã triển khai các chính sách nhằm tiếp sức cho nền kinh tế. Chẳng hạn Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước triển khai các gói tín dụng, mà trước mắt tối thiểu là 250.000 tỷ đồng, cộng với gói kích thích tài khoá 30.000 tỷ đồng từ phía Bộ Tài chính. Ngoài ra NHNN còn chỉ đạo các tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí...

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 5.

Về phía các tổ chức tín dụng, để chung tay chia sẻ khó khăn cùng khách hàng, các ngân hàng mạnh tay cắt giảm tiếp lãi suất cho vay từ 0,5-4,5%/năm. Song song với việc giảm lãi vay, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu, giãn nợ và giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng, đồng thời với các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 6.

Ðến thời điểm hiện tại, ngành Ngân hàng đã tích cực, chủ động triển khai các giải pháp tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Tiêu biểu có Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với chuỗi các chương trình tín dụng ưu đãi giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua tác động của đại dịch Covid-19.

Theo đó, MB sẽ giảm lãi suất từ 0.5% đến 1% đối với khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi covid 19. Quy mô tài trợ dự kiến là 20.000 tỷ đồng. Đồng thời, dành gói tín dụng 10.000 tỷ với mức lãi suất giảm tới 1% để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục hồi trong và sau covid 19.

Đối với doanh nghiệp SME, MB đang tích cực triển khai gói sản phẩm tài trợ doanh nghiệp SME doanh thu dưới 100 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) - một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng của ngân hàng. Hiểu rõ về nhu cầu cũng như đặc điểm của đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, MB xây dựng gói sản phẩm nhằm đáp ứng tổng thể các nhu cầu tài chính với tốc độ phê duyệt nhanh và tối giản hóa thủ tục hồ sơ. Gói sản phẩm tập trung vào 2 phân khúc khách hàng trọng tâm: Dưới 20 tỷ đồng và phân khúc 20-100 tỷ đồng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 7.

Với phân khúc dưới 20 tỷ đồng, khách hàng được vay tối đa là 7 tỷ và vay thấu chi dựa trên dòng tiền lên đến 1 tỷ đồng. Tài sản thế chấp có thể là sổ tiết kiệm, tiền gửi, bất động sản hoặc phương tiện vận tải.

Còn với phân khúc từ 20 – 100 tỷ đồng, khách hàng dược vay theo kế hoạch kinh doanh của mình và vay thấu chi dựa trên dòng tiền lên đến 3 tỷ đồng. Cơ chế tín chấp thấu chi linh hoạt cho khách hàng mới đối đa là 1,5 tỷ đồng. Tài sản thế chấp khá đa dạng, có thể là thẻ tiết kiệm, tiền gửi, bất động sản, phương tiện máy móc thiết bị, hàng tồn kho, dòng tiền từ phương án MB tài trợ đối với các đối tác có đầu ra uy tín.

Ở cả hai phân khúc này, MB luôn sẵn sàng với tỷ lệ tài trợ lên đến 100% giá trị hợp đồng/hóa đơn và lên tới 90% nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, MB còn có chương trình SMECare. Đây là chương trình hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, CARE bao gồm 4 chữ cái đại diện cho 4 lĩnh vực mà MB hỗ trợ các doanh nghiệp:

C - Capital: hỗ trợ về vốn, tài chính: Các chương trình , chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp khách hàng của MB. Các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp, tailor made dành cho khách hàng doanh nghiệp.

A – Advertising: MB quảng cáo cho thương hiệu và SPDV của các doanh nghiệp trên những kênh truyền thông như OOH (Led); Frame/LCD thang máy, public area; website…

R – Relation: Các hoạt động kết nối các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh

E – Education: Các chương trình, khóa đào tạo miễn phí cho các doanh nghiệp.

Không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính, MB cũng giới thiệu gói sản phẩm "SME Care by MB" cung cấp cho khách hàng SME các giải pháp truyền thông và đặc biệt là tạo môi trường cho các doanh nghiệp kế nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng mạng lưới các mối quan hệ và bạn hàng.

"MB xác định chuyển dịch số là tư duy dẫn dắt chiến lược và là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất đến hoạt động của SME. SME CARE là hương trình chăm sóc, hỗ trợ và kết nối toàn diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với những sản phẩm ưu việt và những giải pháp toàn diện các nhu cầu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp"- Ông Đinh Như Tuynh - Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của MB chia sẻ.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 ngày càng có những diễn biến phức tạp, dịch vụ BIZ MB cho phép doanh nghiệp thực hiện các giao dịch ngân hàng nhanh chóng, an toàn, bảo mật thông qua Internet và thiết bị di động mà không cần phải đến trực tiếp quầy giao dịch. Toàn bộ phí chuyển tiền liên ngân hàng qua Biz MB-Mobile App đều hoàn toàn miễn phí.

Với quyết tâm mạnh mẽ, MB luôn nỗ lực để mang những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19: Có thể “Sống sót” và vượt lên? - Ảnh 8.

SME care


CafeF
Caro
Theo Trí Thức Trẻ

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên